in

Truyện ngắn của nhà văn Uzbekistan: Sherzod Artikov

Tiểu sử:

Sherzod Artikov sinh năm 1985 tại thành phố Marghilan của Uzbekistan. Anh tốt nghiệp Học viện Bách khoa Fergana năm 2005. Anh là một trong những người dành chiến thắng cuộc thi văn học quốc gia “Vùng Ngọc trai của Tôi” vào năm 2019. Năm 2020, cuốn sách đầu tiên của anh “Bản Giao hưởng mùa Thu” được xuất bản tại Uzbekistan bởi nhà xuất bản “Yangi Asr Avlodi”.

Năm 2021, các tác phẩm của anh được xuất bản trong tuyển tập sách “Nhà văn thế giới” tại Bangladesh, “Châu Á hát” và “Làn sóng Địa Trung Hải” tại Ai Cập, “Những chân trời mới nổi” tại Ấn Độ, “Chữa bệnh qua những vần thơ” tại Canada bằng tiếng Anh. Năm 2021, anh tham gia nhiều sự kiện gồm: “Hội nghị Nhà văn Quốc tế” được tổ chức tại Argentina; hội nghị văn học quốc tế với tên gọi “Văn hóa Xã hội Mundial” dành riêng cho cuộc đời và sự nghiệp của Federico Garcia Lorca cũng tại Argentina; “Lễ hội Thơ Quốc tế” ở Tunisia; “Trại Thơ quốc tế” ở Singapore; “Lễ hội Proze quốc tế lần thứ nhất” ở Chile được tổ chức với tên gọi “La senda del perdedor” và tham gia trong lễ hội thơ quốc tế “Sự trở lại của Sheherazade” ở Romania.

Năm 2022, anh được các trao giải gồm: “Đại sứ Hòa bình Toàn cầu” bởi Quỹ Iqra; “Đại sứ Hòa bình Quốc tế” của Diễn đàn Văn học Thế giới vì hòa bình và nhân quyền; “Chứng nhận Tình hữu nghị” và các chứng nhận khác của “Revista Cardenal” ở Mexico; “Giải thưởng hòa bình Mẹ Tereza” của Tổ chức Quốc tế Mẹ Tereza. Hiện nay, anh là cố vấn văn học của nhiều cơ quan bao gồm: trang web văn hóa và văn học của Pakistan “Sindh courier”; tạp chí văn học của Peru “La Huaca es poesia”; tạp chí văn học của Chile “Valpoesia”; đại diện và đại biểu tại Uzbekistan của tạp chí văn học Mexico “Revista Cardenal”; tạp chí văn học và nghệ thuật của Chile “Casa Bukowski”.

Các tác phẩm của anh đã được đăng trên nhiều tạp chí và báo của Uzbekistan. Sau đó được dịch sang các ngôn ngữ Nga, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Serbia, Slovenia, Macedonian, Tây Ban Nha, Ý, Ba Lan, Albania, Romania, Pháp, Hy Lạp, Hebrew, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Bengali, Ả Rập, Trung Quốc, Indonesia, Ba Tư, Urdu và Nepal.

Bên cạnh đó, các tác phẩm của anh đã được đăng trên các tạp chí văn học, báo và trang web của Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ, Montenegro, Serbia, Slovenia, Anh, Đức, Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha, Romania, Ba Lan, Israel, Bỉ, Albania, Macedonia, Thụy Điển , Kazakhstan, Bangladesh, Pakistan, Trung Quốc, Ả Rập Saudi, Ấn Độ, Indonesia, Iraq, Jordan, Syria, Lebanon, Yemen, Palestine, Iran, Nepal, Nigeria, Ai Cập, Maroc, Algeria, Peru, Bolivia, Argentina, Colombia, Chile, Venezuela, Brazil, Mỹ, Mexico, Costa Rica, Guatemala, Nicaragua, El Salvadore.

Truyện ngắn:

Nhớ quê

(Nhóm HTF dịch từ bản tiếng Anh)

New Jersey là một thành phố lớn hơn tôi nghĩ. Chú Abram đang lái xe, tôi và bố tôi ngồi ở ghế sau, chúng tôi bị ấn tượng bởi vẻ hùng vĩ của những tòa nhà chọc trời nằm trên vùng đồng bằng và tình trạng tắc đường kéo dài dọc thành phố.

Chú Abram vui mừng khôn xiết. Chú ấy giới thiệu cho bố tôi những điểm tham quan của thành phố và trong lúc đó, kể cho chúng tôi nghe về cách sống của những người thuộc các quốc tịch khác nhau ở đây. Có lúc, cả dòng xe cộ xếp dài trên phố, những tòa nhà chọc trời bị bỏ lại đằng sau và chúng tôi phải đi bộ trên con đường cao tốc. Một bên là cây cối và một bên là những ngôi nhà hai tầng bằng gạch đỏ.

Chú Abram từng sống ở ngoại ô thành phố. Khi chúng tôi tới nhà, mặt trời tháng chín ló trên đường chân trời và bóng tối bắt đầu phủ xuống xung quanh. Trước cửa nhà, tôi nhìn thấy Marina, vợ chú. Dì ấy đang tưới hoa trồng trước nhà vào buổi tối mát mẻ. Thấy ô tô đậu gần nhà, dì mừng như trẻ nhỏ.

“Anh đã đưa họ về này, Marina!” Chú Abram nói, khi bước ra khỏi xe và chỉ cho chúng tôi về phía có ánh đèn “Đây là những người hàng xóm thân yêu của chúng ta.”

Marina nói: “Abram, anh có biết em hạnh phúc đến nhường nào không!” – dì nhìn chồng mình đầy biết ơn khi thấy chúng tôi.

Cả chú Abram và dì Marina vẫn nói tiếng Uzbek trôi chảy. Cuộc hôn nhân kéo dài hai mươi năm ở Mỹ của họ không hề bị chút tác động tiêu cực.

“Thầy giáo Anvar” dì Marina nói, ôm lấy cha tôi như một người bạn thân thiết. “Tóc của anh đã bạc trắng.”

“Tóc của em cũng bạc nè Marina,” bố tôi nói và xác nhận thêm “đúng, bây giờ chúng ta đã già đi.”

Chú Abram vội vàng nhìn cả tôi và vợ.

“Marina,” – chú Abram nói và chỉ vào tôi. “Em có nhận ra ai đây không? Em có nhớ không? Thằng bé này luôn vẽ một gì đó bằng phấn trắng trên cổng của chúng ta. Sau đó, anh đã nói với em rằng nó sẽ là một nghệ sĩ tuyệt vời. Hãy nhìn xem, giờ nó đã trở thành một nghệ sĩ như anh đã nói rồi”.

Dì Marina mỉm cười với chồng và ôm tôi.

“Cháu đã trở thành một anh chàng đẹp trai,” chú Abram tiếp tục.

“Đừng trêu nó nữa, Abram,” – dì ấy nói.

Sau đó, chú Abram ôm vai tôi và bố rồi mời chúng tôi vào trong.

“Các con của bọn em đã lớn,” chú nói khi cầm quần áo của chúng tôi trên hành lang và treo chúng lên móc treo trên tường. “Chỉ mới hôm qua dính đầy bụi trên đường phố. Hôm nay đã…”

Sau đó chú nhớ ra điều gì đó, rơm rớm nước mắt nhìn vợ thắc mắc.

“Ồ, con gái của chúng ta, Sveta đâu rồi?”

“Con gái đã đi chọn váy cho đám cưới của nó” – Dì Marina nói, rồi sắp xếp bàn trong phòng ăn. “Đừng lo. Con bé đang ở cạnh người yêu của nó mà. ”

“Thầy Anvar, con gái của bọn em sắp kết hôn,” chú Abram nói với cha tôi. “Bây giờ con bé cũng đã trưởng thành. Anh có nhớ không, con bé gọi em là “bố” và gọi anh là “ông bố giàu có”? – “con bé hẳn sẽ rất yêu Inobatkhon, người vợ quá cố của anh.”

“Chắc chắn rồi, làm sao anh có thể quên được?” Cha tôi nói, khi ông dừng lại trên hành lang trong vài phút.

Phòng ăn thật ấm cúng. Có một chiếc bàn tròn cho sáu người ở giữa, và một chiếc đèn chùm trên trần làm sáng cả căn phòng và một chiếc kệ hoa văn chạm khắc tinh xảo, những bức tranh gia đình trên tường tô điểm cho căn phòng thêm phần ấm cúng.

“Hãy mang đồ ăn của em ra càng sớm càng tốt,” chú Abram nói, khi tất cả chúng tôi ngồi quanh bàn, chú nói to với vợ khi vào bếp. “Mọi người đến đây mà không dừng lại bất cứ nơi nào từ sân bay nên chưa ai ăn bất cứ thứ gì.”

Trong tích tắc, bàn ăn đã đầy ắp những món ngon. Dì Marina nổi tiếng với tài nấu ăn sáng tạo ở Marghilan và giờ vẫn vậy. Khi dì phục vụ một món ngọt do chính mình làm, cánh cửa được mở ra và vang lên tiếng “Mẹ” bằng tiếng Anh ở phía bên kia ngưỡng cửa. Và sau đó, dọc theo hành lang, có tiếng bước chân. Ngay sau đó, một cô gái có chiều cao trung bình, gầy gầy với chiếc mũi hơi dài và mái tóc thẳng xuất hiện trước ngưỡng cửa.

“Thầy giáo Anvar, con gái của chúng ta đã về rồi!” Chú Abram vừa nói vừa bỏ thìa dĩa xuống.

Sveta đã thay đổi rất nhiều. Không có điểm chung nào giữa Sveta mà tôi biết trong ký ức thời thơ ấu và hiện tại.

“Mọi người đến dự đám cưới của con đó, con gái à” chú Abram nói với cô bé bằng tiếng Anh, chú nhìn chúng tôi và nhận xét “Con bé cũng hiểu và nói được tiếng Uzbekistan, nhưng nó luôn nói bằng tiếng Anh.”

Một lúc sau cô ấy đã nhận ra chúng tôi và chạy đến chỗ cha tôi với nụ cười trên môi. Cha tôi đứng dậy và hôn lên trán cô ấy và nói: “Hãy hạnh phúc nhé, con gái của ta”. Cô ấy nhìn tôi và nụ cười trên khuôn mặt của cô ấy trở nên tươi tắn hơn.

“Giờ thì con đã nhớ ra rồi” dì Marina nói.

“Anh thường vẽ bức tranh bằng phấn trên cổng của nhà em!” Sveta nói, không rời mắt khỏi tôi.

“Đúng!” Chú Abram vừa nói vừa vỗ vào mép bàn như để bày tỏ sự phấn khích. “Sau đó nó bỏ chạy. Con có trí nhớ tốt đó.”

Trong một vài phút, Sweta trở nên hạnh phúc và không có gì thể hiện là một cô gái nghiêm nghị cả. Trong bữa tối, năm người chúng tôi nói về Marghilan xưa cũ và những tháng ngày ở đó trong nhiều năm, nơi là có nhiều kỷ niệm lưu lại trong suốt cuộc đời. Sau đó, họ chuyển đến Mỹ, và chú Abram nói rằng những người Do Thái đã sống ở Marghilan cùng với người Uzbekistan trong các khu lân cận hồi những năm đầu của nền độc lập giờ đã lan rộng khắp Hoa Kỳ và nhiều người trong số họ sống ở Boston hoặc New York ngày nay.

“Chúng ta thường gọi cho nhau,” – chú nói trong khi đặt món tráng miệng vào đĩa bên cạnh.

Trong cuộc trò chuyện, bố tôi thường nói chuyện với chú ấy còn dì Marina đôi khi tham gia cuộc trò chuyện, thi thoảng dì gật đầu đồng ý, tôi và Sveta lắng nghe họ trong im lặng. Trong khi Sveta lặng lẽ lắng nghe những kỷ niệm về thành phố nơi cô ấy đã trải qua thời thơ ấu, mặt cô đỏ bừng và nhìn chằm chằm vào cha tôi.

Nằm ở ngoại ô New Jersey, ngôi nhà gợi lại đầy ắp những kỷ niệm ấm áp của quá khứ, thậm chí mọi người đã không còn nhận thấy rằng trời đã khuya từ lâu và giờ đã là nửa đêm. Chú Abram tiễn chúng tôi lên phòng ngủ ở tầng hai. Bố tôi lăn ra ngủ ngay lập tức vì mệt. Vì lý do nào đó, tôi không thể ngủ được. Một lúc sau, tôi đến bên cửa sổ và mở toang cửa. Không khí se lạnh của buổi đêm tháng chín phả vào mặt. Bên ngoài, cây cối xào xạc trong làn gió nhẹ. Đúng lúc đó, bên dưới vang lên một bài hát tiếng Uzbek. Tôi thò đầu ra ngoài cửa sổ và lắng nghe. Ôi, trời ơi… Tôi cảm thấy như thể mình đang ngồi trong một trong những quán trà ở Marghilan. Và bài hát cứ thế ngân vang.

Tôi có một nỗi đau trong thế giới này, đã xé tôi làm đôi,

Tôi rất buồn, trái tim tôi, người chẳng quan tâm gì đến tôi…”

Bài hát phát ra từ bên dưới, từ phòng ăn, nơi chúng tôi đã ngồi ăn tối cách đây vài giờ. Vì lý do nào đó, tôi muốn đi xuống cầu thang. Lúc đầu tôi cũng do dự, nhưng rồi tôi mặc quần áo, đi xuống nhà. Khi tôi đến gần phòng ăn, bài hát vang lên bên tai tôi một cách rõ ràng hơn. Cửa mở nhưng đèn đã tắt. Ở đó, tựa vào chiếc ghế trước cửa sổ, có người ngồi bất động, tay chạm vào chiếc máy ghi âm trên giá. Nghe thấy tiếng bước chân của tôi, cô ấy giật mình và quay mặt về phía tôi. Đó là Sveta.

“Là em à?”

Vì lý do nào đó, cô ấy nói tiếng Uzbekistan, không phải tiếng Anh mà cô ấy đã học. Cách phát âm của cô ấy được đánh dấu bằng những nét đặc trưng của người Mỹ, và rồi cô ấy đứng trước mặt tôi, cô ấy đang nói như thể một người Mỹ mới học tiếng Uzbekistan.

“Anh không thể ngủ được,” tôi nói khi ngồi vào chiếc ghế bên cạnh cô ấy. “Anh đi xuống cầu thang với bài hát này vang bên tai.”

“Anh có muốn biết tại sao em lại nghe bài hát này không?”

“Không, anh không biết rõ lắm…”

Sveta tắt nhạc, nói. “Em nghe bài hát này mỗi ngày. Chính xác hơn là em nghe từ khi em tìm thấy chiếc băng cát-xét trong số đồ đạc của bố”.

Cô chậm rãi bật đèn. Đôi mắt cô rưng rưng và dường như đang khóc.

“Em là một cô bé sáu tuổi khi cả nhà rời Marghilan. Bây giờ em 26 tuổi rồi” – cô buồn bã nói khi ngồi xuống “Bây giờ, ngày mốt em sẽ kết hôn.”

Tôi đã không nhận thấy trong bóng tối có một đĩa nho đỏ bên cạnh máy ghi âm. Sveta cầm chùm nho lên “Dù sao thì, nho của bố Rizamat cũng ngọt hơn. Hiện tại ở Margilan có nhiều loại nho như vậy không?”

Cô thở dài khi thấy cử chỉ xác nhận của tôi.

“Ở đầu phố có chú Uktam bán “ayron”*. Thế chú ấy còn bán không ạ?”

“Ông ấy chết đã lâu rồi. Bây giờ con trai ông ấy vẫn bán.”

“Thế còn tiệm bánh? Nó còn tồn tại không? Những chiếc bánh mì nóng hổi được làm ở đây. Chúng rất ngon… ”

“Một hiệu thuốc đã được xây dựng thay vào vị trí của tiệm bánh đó”

“Thế còn cây phong cao lớn mà bọn mình đã trốn sau nó khi chơi trò chơi thì sao?”

“Nó đã bị chặt cách đây 15 năm.”

“Con chó của dì Naima thì sao? Có lẽ nó đã chết. Chó không sống lâu.”

Sveta bắt đầu ra khỏi cửa sổ như thể đang cố nhớ ra điều gì khác. Một lúc sau, cuộc trò chuyện của chúng tôi tiếp tục.

“Ông bố giàu có” của em đã không còn mặc đồ duppi**. Không có ai mặc nó bây giờ sao?”

“Đúng rồi, hầu hết mọi người không mặc duppi nữa.”

“Dì Inobat của em có một chiếc váy sa tanh tuyệt đẹp.”

“Nhiều người không còn mặc sa tanh nữa.”

“Có một con chim trong nhà của anh. Nó luôn luôn hót líu lô”

“Không, bây giờ không còn nữa. Đã lâu rồi anh không cho nó ăn.”

“Dì Inobat của em từng làm bánh bao ngọt.”

“Bây giờ mọi người thường mua bánh trong cửa hàng.”

Sveta không nói nữa. Thay vào đó, cô đột ngột đứng dậy và bắt đầu đi chậm rãi quanh phòng.

“Anh biết không, từ ngày đầu tiên nhà em đến đây, em chưa bao giờ quên Margilan. Em không thể quên nó. Đây là một thành phố lớn và con người vẫn còn xa lạ với em. Mặc dù em đã sống tốt ở đây, nhưng luôn nhớ Marghilan. Anh có thể nói, một cô gái rời quê hương khi mới sáu tuổi có thể nhớ gì được đúng không? Nhưng em đã nhớ tất cả. Từng cái cây ở đó, mọi nơi đều khắc sâu trong trí nhớ của em với chiếc bánh mì nóng hổi làm ở tiệm bánh ở đầu phố, từ món “ayron” của chú Uktam cho đến hương vị của những trái nho đỏ to đó. Tất cả đều như vậy. Đôi khi tim em đau nhói. Rồi em mở cửa sổ nhìn ra xa, như thể có thể nhìn thấy Marghilan ở đằng xa và đôi khi em cảm nhận được giọng hát đầy nội lực của mình với bài hát này. Gần đây em đã quen rồi. Nhưng khi em gặp mọi người hôm nay, em đã nhớ lại mọi thứ một lần nữa… ”

Tôi nhớ đến một cô bé sáu tuổi mang theo một con búp bê và chạy qua những con đường hẹp và bụi bặm của Marghilan với một chùm nho đỏ.

Có giọt nước mắt trên khuôn mặt cô. Cô nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ, ứa nước mắt. Cô mở cửa và hít thở sâu không khí trong lành. Cô đưa hai tay lên và nắm lấy những ngón tay của mình trong gió. Cuối cùng, cô lại nhấn nút băng, bài hát tiếp tục ở nơi nó đã dừng lại.

Tôi không biết phải đi đâu, như một con chó hoang

Nhưng bất cứ khi nào tôi cũng thấy đau đáu về một nửa của mình, quê hương của mình.”

Sveta lắng nghe, cô cúi đầu và đặt tay lên kệ. Khi bài hát kết thúc, cô rời khỏi phòng và khóc. Cô thậm chí còn không chúc tôi ngủ ngon. Khi tôi ở một mình trong phòng, tắt máy hát. Có một khoảng lặng. Tôi ngồi đó mà không làm bất cứ điều gì trong một thời gian. Sau đó, vì tò mò, tôi ăn một nhúm nho từ đĩa bên cạnh máy ghi âm.

Những trái nho không có bất cứ vị gì!

Chú thích:

Ayron * – một loại thức uống giải khát được làm từ sữa chua.

Duppi ** – một trong những biểu tượng chính của Uzbekistan, một chiếc mũ lưỡi trai màu đen hình tứ diện làm bằng lụa hoặc sa tanh.

Satin *** – một loại vải truyền thống của người Uzbekistan.

What do you think?

Written by Trúc Anh

Vietnamese, English, Thai, Chinese

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIPHY App Key not set. Please check settings

Sa Mộc – Phạm Vân Anh (Chapter 7 – end)

NHÀ GIÁO – NHÀ VĂN LÊ XUÂN ĐỨC ĐÃ VỀ TRỜI