in

Nhà thơ Sijo, Kim Min-jeong và tập thơ “Hoa, thời khắc ấy”

Lê Đăng Hoan

Vừa qua Nhà xuất bản Phụ nữ vừa cho ra mắt tập thơ “Hoa, thời khắc ấy” của nhà thơ Hàn Quốc Kim Min-jeong, do dịch giả Lê Đăng Hoan chuyển ngữ.

Đây là tập thơ Sijo (thơ thời điệu, một loại thơ truyền thống) đầu tiên của Hàn Quốc được dịch sang tiếng Việt. Chúng tôi xin giới thiệu tác giả và tác phẩm với bạn đọc.

Vài nét về tác giả:

Nhà thơ Kim Min-jeong, là tiến sĩ văn học (Trường Đại học Sung-Kyun-kwan)

Hiện bà là Chủ tịch Phân ban thơ Sijo (Thời điệu), thuộc Hiệp hội Nhà văn Hàn Quốc; Cố vấn Học hội thơ Sijo phụ nữ Hàn Quốc; Cố vấn Hiệp hội thơ Sijo Na-rae- Hàn Quốc, Ủy viên Bảo tồn ngôn ngữ của PEN, chi nhánh Hàn Quốc

Bà bắt đầu đăng đàn năm 1985, bằng tác phẩm đạt giải nhất trong cuộc thi văn học nhân kỉ niệm 25 năm ngày xuất bản tạp chí “Văn học Sijo”. 

Bà là nhà thơ Sijo nổi tiếng ở Hàn Quốc hiện nay với 11 tập thơ Sijo, loại thơ mà Hàn Quốc hiện đang có xu hướng thế giới hóa.

Trong buổi lễ nhận giải thưởng Văn học Sung-Kyun lần thứ 34 tại trường Đại học Sung-Kyun-Kwan về tập thơ Sijo “Hoa, thời khắc ấy”, nhà thơ Kim đã phát biểu như sau: “Nếu Hàn Quốc muốn giành được giải Nobel thì phải xuất phát từ suy nghĩ bắt đầu về thơ Sijo truyền thống của Hàn Quốc, và tôi đang thực hiện công việc giới thiệu một cách nhiệt tâm loại thơ này ra thế giới. Tôi tha thiết mong các đồng nghiệp, đồng môn trường đại học Sung-Kyun-Kwan hãy hết sức giúp và ủng hộ cho công việc này” – (Jang Gun-seop, kí giả báo “Nhật báo tương lai” (Mi-rae-il-bo) viết trên báo ra ngày 6 tháng 12 năm 2021).

Thơ Sjo của bà đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài, như Anh, Tây Ban Nha, Ả rập…

Nhà thơ Kim Min-jeong đã được nhận nhiều giải thưởng văn học như Giải thưởng Hiệp hội thơ Sijo Na-rae- Hàn Quốc, giải thưởng Thơ Sijo Sihak, giải thưởng văn học Kim Gi-rim, giải thưởng Hội Nhà văn Hàn Quốc và mới đây nhất bà vừa được nhận giải thưởng Văn học Sung-Kyun lần thứ 34 tại trường Đại học Sung-Kuyn-kwan (ngày 6 thánh 12 năm 2021) với tác phẩm thơ Sijo “Hoa, thời khắc ấy” mà tôi được vinh dự giới thiệu với bạn đọc việt Nam trong tập thơ dịch lần này.

 “Hoa, thời khắc ấy” là tập thơ Sijo thứ 11 của nhà thơ Kim Min-jeong, vừa được xuất bản tháng 5 năm 2021.

 Tập thơ này được xuẩt bản bằng 4 ngôn ngữ khác nhau (Tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Ả rập, tiếng Tây Ban nha).

   Về nội dung, tập thơ chia làm 4 phần gồm 80 bài (Phần 1: “Hoa, thời khắc ấy”, 20 bài; phần 2: “Muốn là ánh lửa”, 20 bài; phần 3: “Một mảnh tâm hồn”, 20 bài; phần 4: “Sự thuần khiết của cô độc”.

Mỗi phần tác giả tập trung đưa người đọc đến những nội dung khác nhau, trong phạm vi mà loại thơ Sijo thường miêu tả.

Phần một, là phần nói về HOA. Ở đây hoa được miêu tả với đủ màu sắc, nhiều chủng loại, mà nếu ai đã đến Hàn Quốc đều không thể không bị thu hút bởi “bốn mùa hoa” của Hàn Quốc. Từ loại hoa nhỏ nhắn như hoa bướm, hoa mai, hoa cải, đến các loài hoa ngát hương như hoa mộc liên, hoa trà, hoa mai hồng; rồi loài hoa tượng trưng cho mùa xuân Hàn Quốc, như hoa Chin-tal-le (Đỗ quyên), Hoa Gae-na-ri (mai vàng) đều được tác giả trân trọng mô tả theo cách khác nhau. Để rồi, tất cả đất nước Hàn Quốc thành “Đường hoa”, “Trời đất đầy hoa”, Cánh hoa ôm vào làn gió /   rồi tách ra/ Ngàn đàn bướm/ giang cánh bay xa/Kìa hoa anh đào nở rộ/  che cả bầu trời, không kẽ hở!”.

Hoa của Kim Min-jeong là hoa đi với tình người. Hoa đẹp tại người, người đẹp nhờ hoa. Hai mà một. Cho nên bất cứ một bài thơ nào nhắc đến loại hoa, đều có khi là “tình yêu”. Nói đến “Hoa mai xưa”, là nhắc đến “tình yêu em là mọi lúc mọi nơi/…” dù là “Trong cái rét Nàng Bân, hoa (tình yêu) vẫn nở cao sang.” Mong đợi mùa hoa nở, cũng chính là mong đợi tình yêu: “Toàn thân em hồi hộp/ chờ tin mùa nở hoa /Chén trà cầm trên tay/  cũng nóng bỏng hồi lâu/Cho đến khi trong lòng em/  một bông hoa nở rực sắc màu.”  (Tấm lòng mong đợi).

“Hoa” được tác giả ví như là “nụ cười của em”…

Một bông hoa cũng là một niềm vui, cho nên khi tặng người yêu một bông hoa là chính ta đã đưa đến cho “Anh, người em muốn trao tặng/ một niềm vui tươi sáng.”

Phần hai của tác phẩm là TÌNH YÊU.

Tình yêu ở đây, ngoài tỉnh yêu của các đôi trẻ, còn là tình yêu vợ chồng, tình yêu con người với con người, tình yêu với thiên nhiên.

Bài thơ mà tác giả dùng làm chủ đề cho phần 2 là “Muốn trở thành tia lửa”

“Dù mưa rơi gió thổi/ cũng thành đốm lửa không tắt/Bất cử đâu, bất cứ lúc nào/ cũng hướng về anh bừng bừng bốc cháy/Muốn sống và/ giữ gìn một hòn than rực hồng trong lồng ngực.”

“Tia lửa” mà tác giả muốn trở thành đó là tia lửa “tình yêu”. “Tia lửa” đó khi gặp người yêu, nó sẽ biến thành “ngọn lửa bừng bừng bố cháy”.

Còn bài thơ đầu tiên cho phần này cũng là một bài thơ đặc biệt. Đó là “Tôi bây giờ”. Trong các việc mà tác giả đang nghiên cứu bây giờ, thì nhiệm vụ thiêng liêng nhất đó là “Đang nghiên cứu làm sao/  tình yêu nào con người vì con người “!

Các bài thơ khác là tình yêu “vợ chồng” và khái niệm về “hạnh phúc”. Rất giản dị và dễ hiểu, không cần triết lí cao xa, không cần đưa ra những khái niệm trừu tượng mà “vợ chồng“ là

“cùng đi một con đường” mặc cho đó là “đường rừng, đường ra ruộng đồng, đường trên bãi cát” dù là “mưa rơi tuyết đổ/   mặc cho gió mạnh cản đường/” vẫn “cùng nhau luôn vững bước”.

Còn khái niệm về “Đất nước hạnh phúc” là một đất nước trong đó “Có anh và có em/   nên trăng sao đều sáng/Có anh và có em/  hoa và chim cũng đẹp/Có anh và có em/ có đất nước hạnh phúc.”

Phần ba là phần về THIÊN NHIÊN, BỐN MÙA của HÀN QUỐC.

Đất nước Hàn Quốc có 4 mùa rõ rệt, có hoa mùa xuân, có mùa mưa mùa hạ, có là vàng mùa thu và băng tuyết mùa đông. Ở đây cây cối trưởng thành vào mùa xuân, ra quả mùa hè, quả chín mùa thu và mùa đông là mùa bốn phương chỉ tuyết băng trắng xóa, để người ta mong, chờ ngày băng tan, xuân đến.

“Những khe nứt hiện ra lách tách/ cuối cùng ngày chờ đợi cũng đến/ Xuân trên lông tơ của cây liễu non/ lờ mờ mở mắt/Trong ánh mặt trời vạn vật tĩnh yên/ nụ hoa nở tươi non hồng thắm.” “Thời kì băng tan”

Nhưng nếu đọc kĩ phần này, ta cảm nhận rõ rằng, nhà thơ Kim Min- Jeong có lẽ yêu mùa thu Hàn Quốc nhiều hơn. Nên những bài thơ nói về mùa thu, như “Tiếng chuông mùa thu”, “Bức tranh mùa thu”, “ Ngày lá cây phong thu rụng”, “tháng mười một”, “chen rượu thu”…, về mùa xuân chỉ có vài bài như “ Buổi sáng mùa xuân sớm”, “Ngày đi dạo đầu tiên”. Còn mùa hè và mùa đông thì ít được nói đến.

Người đọc sẽ đồng cảm với nhà thơ khi đến Hàn Quốc vào mùa thu, khi mà cả đất nước, một đất nước ba phần tư diện tích là đồi núi, được bao phủ một bức tranh đa màu, vàng của cây ngân hạnh, đỏ của lá cây phong, xanh của cây thông và bao nhiêu màu khác của muôn vàn cây cối trên rừng, trên đường phố hay trong các làng cạnh những ngôi nhà Han-ok cổ kính.

Khi dịch hết phần thứ ba, tôi rất tò mò về nội dung phần thứ bốn, vì theo lí thuyết về thơ Sijo truyền thống, nội dung chính của loại thơ này trước đây chỉ tập trung 1) Phản ánh những vấn đề Nho giáo, 2) Ca ngợi thiên nhiên, cuộc sống của con người trong thiên nhiên, tình yêu đất nước. và 3) Ca ngợi tình yêu nam-nữ.

Trong ba phần kể trên, đã nói hết các nội dung đó, thế phần thứ tư là gì!

Sau khi dịch tôi mới biết rằng, Sijo hiện nay không còn gò bó vào các nội dung đó, mà đã mở rộng ra các vấn đề về xã hội, về sinh hoạt hàng ngày của con người đối mặt cuộc sống, đặc biệt là đã “cá nhân hóa” suy nghĩ trong thơ. Các nhà thơ Sijo hiện nay không né tránh, mà có thể bộc lộ tất cả suy nghĩ của bản thân trong thơ. Nó cho người làm thơ thỏa mãn cảm xúc và ý nghĩ của mình trước người khác.

Các bài thơ của nhà thơ Kim Min-jeong trong phần bốn là tình cảm của tác giả với sự “cô độc”, “nỗi nhớ là gì”, với sự khao khát của người phụ nữ “Khi mùa xuân đến” “Em sẽ chạy đến cùng anh/ ôm đầy tình yêu trong vòng tay/Em sẽ trồng thật sâu hàng cây xanh/trong tâm hồn tươi trẻ của anh.”, những điều mà những kĩ nữ ngày xưa làm thơ Sijo không giám nói. Tác giả còn ca ngợi mẹ mình trong bài thơ “Mẹ” với những hình ảnh rất đời thường của người mẹ nông thôn chất phác “Trên vườn mẹ chăm sóc/ gió đến dừng chân/Trên vườn mẹ chăm sóc/ ánh mặt trời chiếu xuống lắng chìm/Trên mảnh vườn mẹ vun trồng/ tất cả thành hoa đua nở.”

Đặc biệt để kết phần bốn và cũng là kết tập thơ Sijo này, tác giả có bài thơ “Tàu hỏa hòa bình DMZ”, nói về nỗi đau của đất nước Hàn Quốc đang bị chia cắt. Thống nhất đất nước là nỗi mong mỏi, khát vọng của tất cả dân tộc, nhưng còn lâu mới đến. Nhìn đoàn tàu đứng yên trên vùng phi quân sự (DMZ) tác giả nghĩ đến tiếng “xình xịch” của tàu hỏa, giống như tiếng “đột dập” của máy khâu, để tưởng tượng rằng, sự thống nhất đó đang được các mũi kim “khâu đột” may lại nối liền lại các làng xóm hai miền đang bị cách chia.

“Còn xa mới thống nhất/ cỏ non mọc lên từ mạng sống/Con tàu này đi lại/ ga Seoul, ga Do-ra-san/ Phải chăng nối liền xóm làng đang ngăn cách/ bằng mũi kim khâu đột?” (Tàu hỏa hòa bình DMZ).

Về nghệ thuật thơ

    Si-jo là loại thơ tiêu biểu của HQ, phát triển dài nhất suốt 500 năm của vương triều Triều Tiên (Sijo cổ), tiếp tục cho đến nay (Sijo cận đại).

Hình thức si-jo có 3 câu: câu mở đầu(초장), câu giữa(중장)và câu kết(종장)(sơ-trung-tổng); mỗi câu có 4 cụm từ là 4 nhịp, mỗi cụm từ có 3-5 âm tiết- tổng có 45 âm tiết .

  Sijo được chia làm 3 loại : Pyeong-sijo (loại phổ thông), sa-seon sijo(mở rộng) cũng có 3 câu, nhưng ngoại trừ nhịp đầu câu 3 có 3 âm tiết, còn bất kỳ nhịp nào của câu nào cũng kéo dài tùy ý); Yeon-sijo(liên khúc Sijo), gồm nhiều bài pyeong sijo liên kết lại cùng một chủ đề.

    Si-jo được xem là loại thơ có giá trị lịch sử văn học nổi trội về phương diện chủ thể của Hàn Quốc. Chủ đề chính từ tự sự đến trữ tình, giáo huấn. Nội dung sijo truyền thống tập trung 3 chủ đề như đã nói trên.

 Trải qua các giai đoạn phát triển của văn học Hàn Quốc, trong đó thơ là một thể loại tiêu biểu, đến nay, sau khi hình thành thể thơ mới của Hàn Quốc (từ năm 1908), thơ Hiện đại Hàn Quốc đang kế thừa, phát triển phong phú kể cả nội dung, hình thức và thể loại. Nhưng thơ Sijo vẫn được các nhà thơ và độc giả Hàn Quốc tiếp tục phát triển và đang có chỗ đứng quan trọng trong thi đàn Hàn Quốc. Các tổ chức thơ Sijo (Học hội, chi hội, hiệp hội thơ Sijo) vẫn không ngừng phát triển.

Chúng ta hãy thử phân tích kết cấu của một bài thơ Sijo để có khái niệm về loại thơ này.

(Hoa)

Câu 1: 싱.싱.한./ 네. 웃.음.으로. /세.계.는./ 동.이. 튼.다.

(3)             (5)                    (3)                 (4)

Câu 2: 싱.싱.한./ 네. 웃.음.으.로./ 세.상.은./ 눈.부.시.다./

      (3)             (5)                  (3)                   (4)

Câu 3: 싱.싱.한./ 네. 웃.음.으.로./ 인.생.은./ 아.름.답.다./

  (3)                (5)                      (3)                (4)

Trên đây ta thấy câu 1 có 4 nhịp ứng với số âm tiết là 3+5+3+4, tổi cộng là 15 âm tiết

Câu 2 và câu 3 cũng tương tự. Tổng cộng 3 câu là 12 nhịp và 45 âm tiết.

   Về thi pháp trong dịch thuật, vì một bài thơ Sijo có 45 âm tiết, mà số âm tiết của 1 từ trong tiếng Việt khác với trong tiếng Hàn. Chữ viết Hangul, một từ có thể có nhiều âm tiêt (Ví dụ một từ “đẹp” tiếng Việt chỉ có 1 âm tiết, nhưng tiếng Hàn lại có đến 4 âm tiết (아-름-답-다), nên việc dịch không thể áp dụng theo số âm tiết, mà chủ yếu dựa vào ý nghĩa với từng câu, từng dòng tương ứng. Điều này cũng phù hợp, vì về bản chất, Sijo là thể thơ “tam chương, lục cú”, cho nên sau khi tham khảo các bản thơ Sijo dịch sang tiếng Anh, và ý kiến của các dịch giả, nghiên cứu thơ Sijo của Việt Nam, chúng tôi chọn hình thức ba câu sáu dòng, có chú ý đến vần điệu của thơ Việt. Nên trong một câu của bài thơ tiếng Việt có thể chỉ xấp xỉ 10, nhiều nhất cũng không quá 15  âm tiết cho một câu, tổng số âm tiết trong một bài không quá 45 âm tiết. 

Ví dụ bài thơ tiếng Việt dịch từ bài Sijo trên như sau:

Hoa

Câu 1: Nụ cười tươi của em (5 ât)

    cho thế giới hừng đông (5 ât)

Câu 2: Nụ cười tươi của em (5ât)

    cho thế gian tỏa sáng (5ât)

Câu 3: Nụ cười tươi của em (5ât)

   cho cuộc đời xán lạn.(5ât)

(Tổng cộng 30 âm tiết)

Ở Việt Nam, thơ Sijo chỉ mới biết đến trong sách giáo khoa văn học ở các trường Đại học có bộ môn Hàn Quốc học. Cũng đã có học sinh lấy loại thơ này làm đề tài tốt nghiệp, nhưng chưa có một tác phẩm thơ sijo nào được dịch ra tiếng Việt.

Được sự giới thiệu của Hội nhà văn Hàn Quốc, và được sự đồng ý, khuyến khích của chính tác giả, chúng tôi đã chọn tác phẩm thơ Sijo tiêu biểu này để dịch ra tiếng Việt, xem như là tác phẩm thơ Sijo dịch đầu tiên.

Hà Nội tháng 12 năm 2022.

L.Đ.H


Một số bài thơ của tác giả (song ngữ Hàn – Việt):



싱싱한 네 웃음으로 세계는 동이 튼다

싱싱한 네 웃음으로 세상은 눈부시다

싱싱한 네 웃음으로 인생은 아름답다


Hoa

Nụ cười tươi của em

    cho thế giới hừng đông

Nụ cười tươi của em

    cho thế gian tỏa sáng

Nụ cười tươi của em

   cho cuộc đời xán lạn.

, 순간

하늘의 벅찬 숨결 그대로 땅이 받아

홀로된 꽃대궁도 꽃씨를 받아 둔다

순간은 모두 꽃이다 네 남루도 그렇다



Hoa, thời khắc ấy

Mặt đất đón nhận tất cả

    hơi thở ngập tràn của bầu trời

Cành hoa cô đơn

   cũng đón nhận hạt hoa

Thời khắc tất cả là hoa

   mảnh áo rách của em cũng chính là hoa.



매화향기 바람에 날리고


이 봄 다시 피, 겠, 어, 요, 그대 깊은 가슴 속에

뜨거웠던 눈맞춤의 설레었던 그, 날, 처, 럼

하이얀 향기 날리며 봄날 가득 메울래요


Hương hoa mai bay trong gió

Xuân này lại, sẽ, nở

   trong ngực sâu của anh

Như, ngày, hôm, đó

   đã xao xuyến ánh mắt ấm áp trao nhau

Hương thơm trinh bạch bay

   lấp đầy ngày xuân.



홍매


달빛 한 사발을 누가 건져 올리는가

차르르르 물소리가 봄밤을 다 적신다

짧아도 너무 짧았던 그 밤에 스친, 눈빛


Mai hồng

Ai đã vớt nâng lên

   một bát ánh trăng

Bổng nhiên tiếng nước

   làm ướt cả đêm xuân

Trong đêm ngắn, dù rất ngắn đó

   lướt qua một ánh mắt ai



두물머리에서


남한강과 북한강이 서로 만나 얼싸안는

두물머리 이곳에서 우리 사랑 배워가자

천천히 아우르면서 서로 깊게 흐르는 법


Nơi hai dòng sông hợp lưu


Sông Nam Hàn và sông Bắc Hàn

   gặp nhau ôm chặt vào nhau

Chúng ta hãy học yêu

   nơi hai dòng hợp lại

Cách cùng nhau vừa từ từ hợp sức

   vừa cùng nhau chảy xuống thật sâu .




불꽃이고 싶은


비 내려도 바람 불어도 꺼지잖을 불씨 되어

언제든 어디서든 그대 향해 활활 타오를

가슴에 불잉걸 하나 간직하며 살고 싶은


Muốn trở thành tia lửa


Dù mưa rơi gió thổi

   cũng thành đốm lửa không tắt

Bất cử đâu, bất cứ lúc nào

   cũng hướng về anh bừng bừng bốc cháy

Muốn sống và

   giữ gìn một hòn than rực hồng trong lồng ngực




사랑


비가 오면 비가 와서 그리운 사람이여

눈이 오면 눈이 와서 보고픈 사람이여

마음에 늘 고여와서는 떠나잖는 당신이여


Tình yêu

Nếu mưa rơi

   hỡi người vì mưa mà em nhớ

Nếu tuyết rơi

   hỡi người vì tuyết rơi mà em thương

Hỡi người yêu không thể rời xa

   anh luôn đọng mãi trong lòng em.



부부


우리 함께 가는 길은 산길 들길 모래밭길

때로는 눈비 오고 된바람에 길 막혀도

서로 안 머무는 눈길 봄볕으로 감싼 우리


Vợ chồng


Con đường ta cùng đi

   là đường rừng, đường ra ruộng đồng, đường trên bãi cát

Có lúc mưa rơi tuyết đổ

   mặc cho gió mạnh cản đường

Chúng ta được ánh nắng mùa xuân che chở

   trên con đường xuân cùng nhau luôn vững bước.



우리 사랑은


네 안에서 내가 자라 내 안에서 네가 자라

비 그친 하늘 아래 유월처럼 아름다운

우리는 어우러진 나무 이루어질 숲, 그늘


Tình yêu của chúng ta


Em hãy ngủ trong lòng anh

   anh hãy ngủ trong lòng em

Dưới bầu trời mưa vừa tạnh

   đẹp như tháng sáu

Chúng ta là cây hòa vào nhau

   sẽ tạo thành rừng, thành bóng râm.




커피 한 모금


진한 커피 한 모금 네 생각을 마시다

궁금함을 삼킨다 그리움을 삼킨다

영롱한 사리 한 방울 내 안에서 커간다


Một ngụm cà phê


Một ngụm cà phê đậm đặc

   em nhấm nháp khi nhớ anh

Nuốt lo âu

   nuốt cả nỗi nhớ

Hạt xá lị long lanh

   lớn dần trong em.



행복의 나라


그대와 내가 있어 달도 별도 예쁩니다

그대와 내가 있어 꽃도 새도 예쁩니다

그대와 내가 있어서 행복의 나라가 있습니다


Đất nước hạnh phúc


Có anh và có em

   nên trăng sao đều sáng

Có anh và có em

   hoa và chim cũng đẹp

Có anh và có em

   có đất nước hạnh phúc.




마음 한 장


펼치면 온 우주를 다 덮고도 남지요

오므리면 손바닥보다 작은 것이 되지요

마음과 마음 사이에서 웃고 울며 살지요


Một mảnh tâm hồn


Mở rộng ra che cả vũ trụ

   vẫn còn dư

Khép nhỏ lại

   nhỏ hơn cả bàn tay

Giữa tâm hồn và tâm hồn

cười, khóc và sống!



시인은


색안경을 벗어 놓고 세상을 볼 일이다

스쳐가는 바람의 말도 새겨들을 일이다

생각을 되새김질하여 가다듬을 일이다


Nhà thơ

Là việc nhìn thế gian

   khi bỏ kính màu ra

Là việc luôn khắc sâu

   lời gió lướt bay qua

Là việc dồn tâm trí

   suy nghĩ thật nhiều lần.



첫나들이

봄빛을 열고 있는 싱그런 저 나랫짓

만리장천 꿈을 꾼다 어린 새의 비행이다

더불어 벙그는 속잎 구름자락 깃들다


Chuyến dạo chơi đầu tiên

Sự đập cánh vui tươi kia

   mở ra  cảnh sắc mùa xuân

Mơ giấc mơ bầu trời xa tắp

   chú chim non bay lên

Cùng với lá non đâm chồi

 đám mây ngập tràn khắp nơi



아직은

아직은 잊히기엔 너무 빠른 시간이다

너와 내가, 우리들이 꿈꾸어 온 많은 날들

순간도 영원 같아서 껴안고만 싶었다


Còn chưa

Trong khi còn chưa quên

   thời gian là quá nhanh

Anh và em ,

   nhiều ngày chúng ta thường mơ

Một khoảnh khắc cũng như là vĩnh viễn

   chỉ muốn ôm chặt vào nhau.




어머니

당신이 가꾼 뜰에 바람이 와 머뭅니다

당신이 가꾼 뜰에 햇살이 와 잠깁니다

당신이 가꾼 뜰에서 꽃이 되어 핍니다


Mẹ

Trên vườn mẹ chăm sóc

   gió đến dừng chân

Trên vườn mẹ chăm sóc

   ánh mặt trời chiếu xuống lắng chìm

Trên mảnh vườn mẹ vun trồng

   tất cả thành hoa đua nở.

What do you think?

Written by Nhi Nhi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIPHY App Key not set. Please check settings

Nhà văn/Dịch giả Khánh Phương ra mắt sách song ngữ “Vị tướng kết tinh tâm ngôn giữa đời thường”

THẦY THUỐC ƯU TÚ, DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA II TRẦN TỰU