in

Kiêu hãnh lật giở những trang đời quá khứ

Trung tướng – Nhà văn Hữu Ước.
Trung tướng – Nhà văn Hữu Ước.

“Viết như lên đồng” là cách người ta nói về nhà văn Hữu Ước. Quả thật, nhìn vào kho tàng chữ đồ sộ của ông bao gồm văn, kịch, phim, thơ, nhạc,… không ai có thể lý giải được nguồn năng lượng và cảm hứng vô tận của ông từ đâu mà ra.

Trong mê cung tác phẩm của Hữu Ước, tiểu thuyết “Kiếp người” được giới văn nghệ sĩ và độc giả nhắc đến nhiều. Đây là một tác phẩm lớn trong sự nghiệp cầm bút của ông, là bản tổng kết bằng ngôn ngữ  văn chương lịch trình sống của một đời người. 

Câu chữ nói lên tất cả

“Kiếp người” là câu chuyện về Thanh Hữu, một đại úy, trưởng phòng của tờ báo Minh An trong ngành công an. Sau khi cho phóng viên điều tra để viết một bài báo bênh vực, minh oan cho các nạn nhân của một vụ bắt giữ trái pháp luật thì chính Thanh Hữu gặp nạn.

Đích thân ông Chín, thủ trưởng ngành ra lệnh bắt Thanh Hữu. Dù là một cán bộ trẻ có năng lực và nhiều mối quan hệ trong ngành nhưng Thanh Hữu vẫn không thoát khỏi lao tù. Anh bị giam ở Chí Hòa ba năm sau ba lần xét xử mới được minh oan và được trở lại ngành công tác. Từ dưới đáy của hàm oan và cuộc sống tù đày nhưng Thanh Hữu đã vượt qua sự nghiệt ngã của số phận để vươn lên bằng nghị lực.

Có thể nói, tiểu thuyết “Kiếp người” là một tác phẩm đồ sộ nhất trong những tác phẩm đồ sộ của Hữu Ước. Ông viết trọn 3 tập sách (Sống, Lửa, Lạnh) cho bộ tiểu thuyết “Kiếp Người”, xuất bản khi ông về hưu. Giọng văn gọn và sắc của Hữu Ước như thỏi nam châm hút độc giả  bước vào cuộc đời đầy day dứt và trăn trở của nhân vật Thanh Hữu. Có ý kiến cho rằng, tác giả “Kiếp người” đã kể lại câu chuyện của đời mình bằng chính sự hóa thân rất ngọt vào nhân vật. Và vì thế tác phẩm này chính là phép hư cấu sự thật, một thủ pháp tưởng đơn giản nhưng lại rất khó thành công. Ở khía cạnh này, khó ai cạnh tranh được với Hữu Ước.

Không cần bất cứ lời giới thiệu nào, mở sách ra, độc giả “va” luôn vào nhân vật Thanh Hữu. Đây đúng thật là ý đồ của tác giả – tự những biến cố của cuộc đời nhân vật này đã thu hút bạn đọc. Những trang văn vì thế thường đầy ắp những câu chuyện.

Giải thích về điều này, nhà văn Hữu Ước nói: “Trong văn chương thì tự câu chữ đã nói lên tất cả. Nếu có lời dẫn chuyện hay nhưng nội dung tác phẩm không ra gì thì cũng không thể thu hút bạn đọc. Tôi muốn văn mình chân thật, trần trụi và đến với trái tim bạn đọc. Văn chương không thể sáng choang, văn chương không phải là cây cảnh (chỉ để ngắm, không sâu bọ sám bén mảng). Tôi quan niệm văn học là cây đời. Cây đời có nghĩa là văn phải có sức sống, với đa dạng trạng thái, đa dạng sắc thái, đa dạng hình ảnh…”.

Bản lĩnh của một tiểu thuyết gia

Bằng tài năng và sự sáng tạo của Hữu Ước, cuộc đời nhân vật Thanh Hữu hiện ra quá đỗi sinh động cùng gia đình, ông nội, cha, mẹ, vợ, con, đồng đội, đồng nghiệp, những kẻ bức hại, bạn tù… Đó là tuổi thơ nghịch ngợm, những năm tháng chiến trận đầy bom đạn, máu và nước mắt. Là những cuộc tình chiến tranh và đời người. Những ngày làm báo cam go, những thành công, thất bại, những cạm bẫy và cả những sa ngã. Nhưng trên hết, đó là lao tù, là quãng thời gian cùng cực nhất của sự đọa đầy kiếp người.

Tiểu thuyết “Kiếp người” khiến độc giả hiểu hơn về trách nhiệm và sứ mệnh của người cầm bút, nhưng nhiệm vụ chính của một tiểu thuyết gia vẫn là viết truyện. Để có một tác phẩm đồ sộ, hầu hết các tiểu thuyết gia đều tiến hành nghiên cứu sâu rộng trước khi bắt đầu bản thảo đầu tiên của cuốn sách nhằm đảm bảo rằng chúng thể hiện chính xác bất kỳ khái niệm, danh tính và địa điểm nào mà họ muốn đưa vào câu chuyện của mình. Hữu Ước có lẽ cũng vậy, ông cũng sử dụng nghiên cứu này để phát triển các nhân vật và đặc điểm nổi bật của họ khi đặt bút viết.

“Kiếp người” không chỉ khiến người đọc sửng sốt về kỹ năng và kiến thức toàn diện về ngôn từ, mà còn khâm phục tinh thần kỷ luật tự giác mạnh mẽ của tác giả. Kỹ năng này khiến tác giả làm việc độc lập với tác phẩm của mình, dành thời gian và công sức cần thiết để hoàn thành nó. Thưởng thức trọn vẹn 3 tập sách của tiểu thuyết “Kiếp người”, có lẽ những ai đam mê viết cũng sẽ được truyền cảm hứng lớn lao từ tác giả, để rồi tự gieo hạt và nuôi lớn cây đời của chính mình.

Tiểu Mai

Hữu Ước viết trọn 3 tập sách (Sống, Lửa, Lạnh) cho bộ tiểu thuyết “Kiếp Người” – NXB Hội Nhà văn.

What do you think?

Written by Nhi Nhi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIPHY App Key not set. Please check settings

Poster của chương trình

Lễ hội thơ quốc tế – nghe thơ bởi giọng đọc tác giả

Giáo sư Yannis Fikas và cựu Đại sứ Việt Nam - Nguyễn Mạnh Cường cùng phu nhân và con trai tại Hy Lạp. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Giáo sư Yannis Fikas và góc nhìn về hệ giá trị chung Việt Nam và Hy Lạp