in

Tọa đàm về giải pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ

“Làm thế nào để trẻ tự kỷ nhận được sự chăm sóc, trị liệu hoặc giáo dục phù hợp để giúp các em có được cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc?”. Đó là chủ đề được luận bàn tại Viện Y học Bản địa Việt Nam ngày 25-1 vừa qua, do Bác sĩ Hoàng Sầm chủ trì, cùng một số bạn nghề và cũng là bạn hữu của ông ở ngoài đời.

Tổng cục Thống kê công bố Việt Nam hiện có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên (chiếm khoảng 6,5% dân số), trong đó có khoảng 1 triệu người tự kỷ, tỉ lệ trẻ em mắc chứng tự kỷ ước tính là 1% số trẻ em sinh ra. Đối với những trẻ bị tự kỷ, bản thân trẻ sẽ thiếu hụt về ngôn ngữ, giao tiếp, kỹ năng xã hội và sẽ có hành vi khác lạ do thiếu hụt giác quan. Với thực trạng phần lớn trẻ tự kỷ tại Việt Nam không được chẩn đoán, giáo dục và chăm sóc phù hợp, thì đây là một nhu cầu vô cùng cấp thiết cho các em và gia đình các em.

Tại buổi tọa đàm, Bác sĩ Hoàng Sầm (Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam), người sở hữu nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, hàng trăm loại thuốc, chữa trị cho hàng vạn bệnh nhân, trong đó có không ít trường hợp mắc tự kỷ, đã trình bày kho tư liệu về chứng tự kỷ ở trẻ em mà ông dày công nghiên cứu. Tại đây, ông cũng chia sẻ giải pháp điều trị chứng tự kỷ ở trẻ em bằng liệu pháp thảo dược.

Bác sĩ Hoàng Sầm chia sẻ giải pháp điều trị chứng tự kỷ ở trẻ em.

Theo ông, trẻ mắc tự kỷ nhận được giúp đỡ càng sớm thì cơ hội điều trị thành công càng cao. Can thiệp sớm là cách hiệu quả nhất để tăng tốc độ phát triển của các em đồng thời giảm các triệu chứng tự kỷ trong suốt cuộc đời.

Tham dự buổi tọa đàm, Tiến sĩ Phan Quốc Việt – Nhà sáng lập Trung tâm Tâm Việt – nơi chăm sóc và huấn luyện trẻ tự kỷ, cũng chia sẻ cách tiếp cận trẻ tự kỷ, do ông tìm tòi và ứng dụng: không dùng thuốc, không xâm lấn, chỉ tập luyện bằng các dụng cụ giản đơn, các bài tập như đi xe đạp 1 bánh, tung hứng, luyện thăng bằng…

Tiến sĩ Phan Quốc Việt thuyết trình tại buổi tọa đàm.

Thực tế, những trẻ tự kỷ đến với Tâm Việt, chủ yếu là trẻ ở tuổi dậy thì, tự kỷ nặng, hung dữ, gia đình không thể quản lí, khi đi tới các trung tâm khác bị trả về. Theo Tiến sĩ Phan Quốc Việt, mỗi đứa trẻ tự kỷ đều có một số phận và đều bị “dính mắc” một điều gì đó, cần tạo lập cho các em môi trường sinh hoạt riêng. Ở đó, các em có cộng đồng, có tình yêu thương, được hướng dẫn luyện tập và dạy bảo lẫn nhau.

Buổi tọa đàm tại Viện Y học Bản địa Việt Nam trở nên sôi nổi và hấp dẫn hơn khi có sự xuất hiện của Nguyễn Khắc Hưng, 14 tuổi, mắc chứng tự kỷ nặng, một học trò tiêu biểu của Tâm Việt. Tại đây, Khắc Hưng đã biểu diễn và chơi nhạc cụ không khác gì một nghệ sĩ chuyên nghiệp. Khắc Hưng cũng chính là trẻ tự kỷ đầu tiên của Việt Nam lập kỳ tích khi trở thành Kỷ lục gia Guinness thế giới.

Kỷ lục gia Guinness thế giới Nguyễn Khắc Hưng biểu diễn kỹ năng tại sự kiện.

Đến Viện Y học Bản địa Việt Nam, có lẽ ai cũng ấn tượng trước câu khẩu hiệu được treo trang trọng tại tất cả các phòng làm việc “Trung thành với lợi ích của cộng đồng”. Và đến với Trung tâm Tâm Việt, ai cũng sẽ ngỡ ngàng với giáo án “Tu tật thành tài”, đã được chứng thực.

Bác sĩ Hoàng Sầm và Tiến sĩ Phan Quốc Việt không xuất phát cùng một điểm nhưng họ gặp nhau trên hành trình nghiên cứu, tìm tòi giải pháp nhằm trao quyền được chăm sóc và giáo dục đối với trẻ tự kỷ. Màn hợp tác của hai bậc kỳ tài sẽ tạo nên sự dịch chuyển lớn đối với trẻ tự kỷ tại Việt Nam trong tương lai không xa.

K.T

—————————————————————

A forum on solutions for care and education of autistic children

The forum on solutions for the care and education of autistic children was held at the Vietnam Institute of Indigenous Medicine on January 25. The topic of discussion was ‘How can autistic children receive appropriate care, therapy, or education to help them lead joyful and happy lives?’. Chaired by Doctor Hoang Sam, the forum included many professional colleagues and related individuals.

Guinness World Record holder Nguyen Khac Hung demonstrates skills at the forum.

The General Statistics Office announced that Vietnam currently has about 6.2 million people with disabilities aged 2 years and older (accounting for about 6.5% of the population), including about 1 million people with autism. Autism is estimated to be 1% of children born. For children with autism, they lack language, communication, social skills and will have strange behavior due to sensory deficits. Given the fact that the majority of autistic children in Vietnam do not receive appropriate diagnosis, education and care, this is an extremely urgent need for them and their families.

At the forum, Dr. Hoang Sam, the Chairman of the Vietnam Institute of Indigenous Medicine, shared solutions for treating autism in children using herbal therapy. Dr. Hoang Sam, renowned for his numerous scientific research projects and the development of hundreds of medicinal drugs, has treated tens of thousands of patients, including many cases of autism. He presented an extensive archive of documents on children’s autism, a subject he has diligently researched.

Dr. Hoang Sam shares solutions for treating autism in children.

According to Dr. Hoang Sam, the earlier children with autism receive assistance, the greater their chances of successful treatment. Early intervention is crucial as it is the most effective method to accelerate children’s development and reduce symptoms of autism throughout their lives.

Participating at the discussion was Dr. Phan Quoc Viet, founder of the Tam Viet Group, the organization dedicated to caring for and training children with autism. Dr. Viet shared his unique approach to working with autistic children, which he has researched and applied. His method does not rely on medication or invasive techniques, but instead utilizes simple tools and exercises such as riding a unicycle, juggling, and balance training…

Dr. Phan Quoc Viet presented at the forum.

In fact, the majority of autistic children who come to Tam Viet are in their puberty years, often exhibiting severe autism. Many of these children are aggressive and difficult for their families to manage. Furthermore, they are frequently returned from other treatment centers. Dr. Phan Quoc Viet believes that each child with autism has a unique destiny and is ‘attached’ to something specific. Therefore, he emphasizes the necessity of creating a separate living environment for them. In such an environment, these children can experience a sense of community and love. They receive guidance in practice and are encouraged to teach and learn from each other.

The discussion at the Vietnam Institute of Indigenous Medicine grew more lively with the performance of Nguyen Khac Hung, a 14-year-old with severe autism and a typical representative of Tam Viet. Khac Hung captivated the audience with his musical performance, playing instruments with the skill of a professional artist. Remarkably, Khac Hung is also the first autistic child in Vietnam to attain the distinction of becoming a Guinness World Record holder.

Guinness World Record holder Nguyen Khac Hung demonstrates skills at the forum.

Upon visiting the Vietnam Institute of Indigenous Medicine, one is likely to be struck by the motto prominently displayed in all working rooms: ‘Loyal to the interests of the community’. Dr. Hoang Sam and Dr. Phan Quoc Viet, although starting from different places in their careers, have converged on the path of researching and finding solutions to empower children with autism to receive appropriate care and education. The collaboration between these two distinguished individuals promises to bring significant changes for autistic children in Vietnam in the near future.

Translated by Khanh Phuong

What do you think?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIPHY App Key not set. Please check settings

TỪ “ZERO” ĐẾN “HERO”

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu và một nhiệm vụ với Bác Hồ