in

Nhận thức của cậu bé tự kỷ cấp độ 3 ra sao sau thời gian rèn luyện tại Trung tâm Tâm Việt?

Khánh Phương

Nguyễn Khắc Hưng, một cậu bé mắc chứng tự kỷ cấp độ 3, không chỉ đã chiến thắng trước những rào cản của cuộc sống mà còn được Tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới công nhận xác lập kỷ lục vào năm 2023.

Kỷ lục Guinness thế giới do Hưng thiết lập gồm đứng thăng bằng trên bóng, đội bóng trên đầu và tung hứng ba bóng trong thời gian lâu nhất, đạt 35 phút 9 giây. Kỷ lục này được thực hiện vào ngày 21/6/2023.

Từ trái qua phải: TS. Lương y Phan Quốc Việt; KLG Nguyễn Khắc Hưng; Lương y Vũ Văn Chức; Lương y Lưu Anh Chức

Phía sau những thành tựu vượt trội này là công sức không mệt mỏi của những người thầy – lương y (Đó là TS. Lương y Phan Quốc Việt; Lương y Vũ Văn Chức; Lương y Lưu Anh Chức; Lương y Lê Kim Dung) đã dành trọn vẹn thời gian của mình để ở bên cạnh và huấn luyện Hưng. Trải qua những tháng ngày gian nan và nỗ lực, đến nay Hưng đã có tiến bộ vượt bậc, hơn cả sự mong đợi của gia đình và xã hội.

Qua nhận xét của anh Đặng Quang Trung – Bạn của bố Hưng

“Sau một thời gian, giờ đây gặp lại Hưng tôi thấy con đã có những tiến bộ đáng kể. Con bắt đầu nghe lời hơn và có thể hòa nhập tốt hơn khiến cho bất kỳ ai từng biết Hưng rất mừng vì điều này và biết ơn các thầy cô đã giúp đỡ. Bây giờ Hưng không còn chạy nhảy lung tung, không còn cảnh chộp điện thoại của mọi người nữa. Cũng chẳng còn khóc cười một cách vô cớ. Thật đáng mừng! Ngày bố Hưng mất, con nhận ra nỗi buồn và cảm xúc của con mình qua ánh mắt và cử chỉ. Dù vẫn chơi đùa bình thường, nhưng đôi mắt có lúc rưng rưng, thể hiện sự khó khăn mà bản thân phải đối mặt khi mất mát”

Nhận xét của Đặng Quang Trung, bạn của bố Hưng, về sự tiến bộ của Hưng cho thấy sự quan trọng của việc hỗ trợ đặc biệt và chăm sóc giáo dục dành cho trẻ tự kỷ. Nhờ sự giúp đỡ từ các thầy cô tại Trung tâm Tâm Việt, Hưng đã có những tiến bộ đáng kể, điều này không chỉ khiến những người quen biết Hưng mừng vui mà còn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những người giáo viên đã không ngừng nỗ lực hỗ trợ em.

Qua nhận xét của chị Nguyễn Thị Lệ – chị ruột của bố Hưng

“Trong lần gặp gần đây nhất, sự tiến bộ của bé Hưng là rõ ràng và đáng mừng. So với trước đây, Hưng giờ đây có khả năng hiểu và giao tiếp tốt hơn, và quan trọng hơn, cậu bé đã có thể nhận ra và gắn bó với những người thân trong gia đình. Sự thay đổi này mang lại niềm vui và sự hạnh phúc không chỉ cho Hưng mà còn cho cả gia đình nội ngoại gần xa khi thấy cậu bé cười và tỏ ra hạnh phúc” – chị Lệ kể lại.

Sự cải thiện trong khả năng của Hưng là một điểm sáng, cho thấy nỗ lực không mệt mỏi của các thầy cô và trung tâm hỗ trợ đã giúp Hưng có những bước tiến vượt bậc như ngày hôm nay. Ngoài ra, Hưng còn học được cách lau nhà, nấu ăn và hòa nhập tốt hơn vào xã hội. Việc tham gia vào các hoạt động như nấu ăn đã giúp cậu có thêm hiểu biết và kỹ năng sống quan trọng. Sự tiến bộ này không chỉ cải thiện cuộc sống hàng ngày của Hưng mà còn giúp cậu hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng, mở ra một tương lai sáng sủa và hy vọng hơn cho cậu bé.

“Điều đặc biệt đáng chú ý là Hưng đã có khả năng nhận ra và gắn bó với những người thân trong gia đình. Đối với trẻ tự kỷ, việc kết nối và xây dựng mối quan hệ cảm xúc với người khác có thể là một thách thức. Do đó, khả năng này của Hưng không chỉ là một bước tiến trong quá trình phát triển cá nhân của em mà còn là một dấu hiệu tích cực cho tương lai của em trong việc hòa nhập và tương tác với xã hội.” – chị Lệ rưng rưng bày tỏ cảm xúc.

Qua hành động giao tiếp xã hội cụ thể gần đây nhất

Thật ngạc nhiên khi Hưng được ông Việt giao cho tiền và mua dừa. Một cậu bé tự kỷ nặng, biết cầm tiền xuống phố mua dừa. Người bán hàng kể lại:

Khi thấy Hưng cầm tiền, em ra hiệu 1 quả là em hiểu và hỏi lại “1 quả đứng không?”. Hưng gật đầu. Cậu ý hiểu và rất vui khi được đi mua. Khi lên nhà, cầm quả dừa, ông Việt bảo “nói thế nào, nói mời cô nhà văn uống đi”, Hưng hiểu ngay ý:

  • Mời cô Phương

Ông Việt uốn nắn:

  • “Cháu mời cô Phương uống nước dừa ạ”.

Hưng nhắc lại đúng như thế, ánh mắt vui như thể được giao một nhiệm vụ thú vị, miệng mỉm cười hân hoan. Lúc ấy, tôi cảm thấy mình là người quá may mắn. Được bé Hưng tận tay mua nước dừa, được thầy Việt tận tay đục quả dừa để ăn cùi. Đời thật đẹp biết bao!

Qua lời kể của người bán dừa

Ngay sau khi uống xong nước dừa, tôi chạy xuống gặp người bán hàng. Chị kể lại “Năm ngoái, hồi Hưng mới về đây, tôi thấy khác giờ lắm. Hồi đó cậu bé còn ngu ngơ, giờ đây khá lanh lợi, dù tiếng nói chưa tròn chữ nhưng phần nào khá hơn và cùng với ra hiệu bằng tay, tôi và cậu bé có thể hiểu được nhau. Hưng cầm tiền mua dừa và nét mặt cậu bé rất tươi. Khi tôi trả lại tiền thì cúi đầu cầm tỏ vẻ cảm ơn. Mỗi ngày đều đi qua chỗ tôi bán hàng, tôi thấy cậu bé rất dễ thương và tiến bộ, cậu bé ấy sẽ hòa nhập xã hội tốt hơn theo thời gian”

Khi Hưng mới về nơi này, người bán dừa nhận thấy cậu bé có vẻ “ngu ngơ”, có lẽ ám chỉ việc Hưng lúc đó có khó khăn trong giao tiếp hoặc không biết cách tương tác với người khác. Tuy nhiên, theo thời gian, Hưng đã thể hiện sự tiến bộ đáng kể. Cậu bé trở nên “lanh lợi” hơn, có thể không nói trôi chảy nhưng đã cải thiện và sử dụng cả ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp. Việc Hưng có thể tự cầm tiền mua dừa và thể hiện lòng cảm ơn qua hành động cúi đầu là những dấu hiệu tích cực cho thấy cậu bé đang học cách thực hiện các giao dịch đơn giản và thể hiện sự lễ phép.

Sự tương tác hàng ngày giữa Hưng và người bán dừa không chỉ là một cơ hội để Hưng học hỏi và thực hành kỹ năng giao tiếp, mà còn là dấu hiệu cho thấy cậu bé đang dần hòa nhập vào xã hội. Điều này cũng chứng tỏ sự kiên nhẫn và lòng tốt của những người thầy, cô hướng dẫn cậu bé. Quan điểm tích cực và hy vọng của người bán hàng rằng “cậu bé ấy sẽ hòa nhập xã hội tốt hơn theo thời gian” là một nguồn động viên quý giá cho chính Hưng, khi cậu bé tiếp tục hành trình của mình.

What do you think?

Written by Khánh Phương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIPHY App Key not set. Please check settings

Có một nơi yêu thương trẻ tự kỷ “ở tận cùng nhân bản”

“Gặp gỡ mùa xuân” – Kết nối những tâm hồn văn chương