in

Nhà đấu giá Millon Pháp ký kết thành công với các đối tác Việt Nam

Sáng ngày 19.04.2024, tại khách sạn Melia Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết hợp tác toàn diện giữa nhà đấu giá Millon (Pháp) và các đối tác tại Việt Nam bao gồm: công ty Blue Indochine, công ty Đấu giá Hợp danh Lạc Việt và công ty Viet Art View. Sự kiện đánh dấu bước đi tiên phong của một nhà đấu giá uy tín, tầm cỡ quốc tế đến với thị trường Việt Nam, thực hiện các phiên đấu giá tác phẩm nghệ thuật và cổ vật của Việt Nam ngay tại Việt Nam.

Một số bức tranh đến từ Việt Nam sắp được đấu giá
Một số bức tranh đến từ Việt Nam sắp được đấu giá
Ông Alexandre Millon, Chủ tịch Nhà đấu giá Millon, đang trả lời phỏng vấn.

Nhà đấu giá Millon được thành lập năm 1928, có trụ sở chính tại Trung tâm đấu giá Drouot, quận 9, thành phố Paris, Pháp. Nhà đấu giá đã hoạt động gần một thế kỷ, xây dựng được uy tín lâu năm trong thị trường châu Âu và ở nhiều nước khác hơn thế giới. Hoạt động của Millon rất sôi nổi với hơn 210 cuộc đấu giá và 700 ngày định giá hàng năm, với sự tham gia của nhiều chuyên gia quốc tế nổi tiếng. Đặc biệt, nhà đấu giá Millon đã bán đấu giá nhiều hiện vật và tác phẩm quý của Việt Nam, góp phần đưa các hiện vật quý đó về với quê hương Việt Nam sau nhiều năm lưu lạc. Gần đây nhất, Millon đã tổ chức đấu giá đưa Ấn Vàng “Hoàng Đế Chi Bảo” hồi hương năm 2023. 

Từ trái sang phải: Nhà nghiên cứu mỹ thuật Bùi Hoàng Anh – Giám đốc Nghệ thuật Viet Art View; bà Đỗ Thị Minh Nguyệt – phiên dịch viên; ông Alexandre Millon – Chủ tịch Nhà đấu giá Millon; ông Hoàng Duy Cương – Giám đốc Blue Indochine và Thạc sĩ Đỗ Thị Hồng Hạnh – Tổng Giám đốc công ty Đấu giá Hợp danh Lạc Việt

Ông Alexandre Millon chia sẻ rằng Millon đã dấn thân vào lĩnh vực nghệ thuật Việt Nam được 10 năm nay. Bản thân ông thấy rằng việc bán đấu giá cổ vật và tác phẩm nghệ thuật là một phương thức hết sức cụ thể nhằm xúc tiến trao đổi văn hóa giữa các quốc gia. Mặc dù việc bán đấu giá vốn mang tính chất thương mại, nhưng thông qua nó chúng ta có thể gợi nhắc đến nhiều nghệ sĩ và các bối cảnh xã hội trong quá khứ, từ đó tạo nên một không gian văn hóa riêng. Thực tế cho thấy các tác phẩm nghệ thuật Việt Nam được bán ở nhiều nơi khác trên thế giới và 95% trong số đó được các nhà sưu tầm người Việt Nam mua lại, ví dụ như nhiều tác phẩm của Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm, Phạm Hậu… Từ đó, Alexandre Millon tự hỏi: Vậy tại sao không trả lại những tác phẩm nghệ thuật này về đúng quê hương của chúng? Việc bán đấu giá những tác phẩm ấy nên diễn ra ở Việt Nam. Vì thế ông muốn đưa Millon đến Việt Nam để thực hiện sứ mệnh ấy. 

Một số bức tranh đến từ Việt Nam sắp được đấu giá

Chuyến thăm Hà Nội lần này của ông Alexandre Millon nhằm mục đích ký kết hợp tác với 3 đối tác tại Việt Nam là: Công ty Cổ phần Blue Indochine, Công ty Đấu giá Hợp danh Lạc Việt và Công ty Viet Art View. Công ty Cổ phần Blue Indochine sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý sẽ đổi tên thành Millon Việt Nam, và Giám đốc công ty hiện nay là ông Hoàng Duy Cương sẽ giữ vai trò đại diện Millon tại Việt Nam. 

Giám đốc Công ty Cổ phần Blue Indochine, ông Hoàng Duy Cương (phải) sẽ trở thành đại diện Millon tại Việt Nam.

Ông Hoàng Duy Cương tốt nghiệp ĐH Kiến trúc Hà Nội, là Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ tại Pháp và từng làm việc 4 năm tại Trung tâm đấu giá Drouot (Pháp). Ông nhận thấy trên thế giới hiện nay đang lưu lạc rất nhiều tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam. Vì vậy, lâu nay ông ấp ủ mong muốn tạo ra một mô hình để người Việt Nam có thể mua và đấu giá các tác phẩm ấy dễ dàng hơn. Đó chính là mô hình đấu giá Duplex – hình thức song phương với Pháp là bên tổ chức và Việt Nam là một đầu cầu. Như vậy, người mua có thể tham gia trả giá từ Việt Nam và không cần phải đến Pháp. 

Nhà nghiên cứu Mỹ thuật Bùi Hoàng Anh – Giám đốc Nghệ thuật Viet Art View phát biểu trong sự kiện.

Bên cạnh đó, Công ty Viet Art View sẽ tham gia tư vấn cho Millon Việt Nam về các phương diện như giám tuyển, tổ chức nội dung truyền thông và các hoạt động nghệ thuật khác. Còn Công ty đấu giá Hợp danh Lạc Việt sẽ giữ vai trò thiết yếu trong việc tư vấn về các dịch vụ đấu giá tài sản và các vấn đề pháp lý cho hoạt động của Millon tại Việt Nam và hỗ trợ Millon Việt Nam bằng mọi nguồn lực có thể.

Thạc sĩ, đấu giá viên Đỗ Thị Hồng Hạnh (phải) – Tổng Giám đốc Công ty Đấu giá Hợp danh Lạc Việt phát biểu tại sự kiện. 
Các đối tác ký kết hợp tác toàn diện.
Hình ảnh tại không gian đấu giá của Millon tại khách sạn Melia Hà Nội 
Hình ảnh tại không gian đấu giá của Millon tại khách sạn Melia Hà Nội 

Đặc biệt, vào ngày 20.04.2024, ngay tại gian phòng diễn ra lễ ký kết ngày hôm nay, Millon sẽ tổ chức sự kiện Phiên đấu giá “Nghệ thuật Việt Nam” với hình thức đấu giá trực tuyến “Duplex” song song cùng lúc ở hai đầu Pháp và Việt Nam, với Pháp là bên chủ trì. Mong rằng qua các sự kiện của Millon, nhiều bảo vật Việt Nam sẽ được hồi hương và không gian trao đổi văn hóa Việt – Pháp sẽ ngày càng phát triển đa dạng để thắt chặt mối thân tình giữa hai đất nước. 

Trần Quỳnh Hoa

What do you think?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIPHY App Key not set. Please check settings

Đưa “Cuộc chiến tranh bắt buộc” ra thế giới

Trung tâm Hoa Xuyến Chi Bắc Giang: “Hãy nhân rộng nhiều hơn nữa để giúp đời và giúp người”