in

LÀM VIỆC VÀ CẦU NGUYỆN (TUYÊN NGÔN CHO MỘT NỀN VĂN HỌC THUẦN KHIẾT)

Sándor Halmosi

ORA ET LABORA

The poet is naked (background check attempt)

MANIFESTO FOR PURE LITERATURE

© Translated from the Hungarian by Éva Korontai

Proofread by Anna Bentley

For it is not only the king who is naked, but also the poet.

Either because he has no desire to hide or because there’s nowhere to hide anyway; or because all he wants to do is hide, not to show his genuine face, which he may even have lost.

For one of these two, life and art are one and the same – he himself is an open book.  He’s lying there on the operating table for anyone to poke around inside him; he cannot escape, nor does he want to.

There’s nowhere to go, and there are no loopholes.

He desires to uplift and enrich the world. This often causes him to find himself impoverished.

He talks little.

He’s aware he could be wrong. This is allowed.

He’s thin, and he only grows slighter over time. Translucent. He rolls light like a ball.

The art and life of the other are entirely separate – he spends all his time in search of loopholes, practicing dodgery, and maneuvering himself into position. He’s elbowing his way through, he’s trampling over everything. He shoves everyone to the side. It is not the truth he speaks.

He wants to get rich – here and now.

He’s forever talking, he’s a busy-body. He’s putting on an act.

He’s inauthentic. He thinks he’s infallible.

He is bogged down in the mud. Resistant to light.

For there are those who labor, and those who are maneuvering themselves into certain positions. Or, as Magda Szabó would say, “There are those who sweep, and those who have the floor swept.”

It is these two main haplotypes all of us contemporary poets are bouncing back and forth between. This said, we have the option to decide, and we do always decide in favor of one or the other. We put our vote in.

And to put that vote in, difficult as it may be, is a must.

For, “We must admit, / When a question is posed, / we are obliged to answer sincerely. / We must take on the fight / honorably, / we must walk down the road / with dignity, / I must play my role / with all my might / rock-solid, regardless of all else.” This is the credo of Jenő Dsida, a sacred poet, in his poem entitled, “Regardless.” He adds, “One cannot serve both the Christ and Pilate.”

Literary public life is abuzz with a myriad of topics – it is only those which are of utmost importance that are seldomly discussed: literature and quality. The soul. Authenticity, the root poetic stance, the responsibility of the literati. What our job is. The sort of life that can birth the kind of poetry which uplifts the soul and gives us something to hold onto even in the most difficult of times.  Which, by way of words, can reassemble a world that falls apart daily, and can re-imagine it. Words that should be said or should remain unspoken. How not to constantly poison the well, the source. For the spoken word is powerful. It posessess creative and malignant powers. And woe to the poet, a hundred times, a thousand times over if does not dedicate his life to the former. If anyone, he should know that demons only have power over us until we call them out by their names and see through them. They then cease to exist automatically. Even our own daimons, which are the most persistent ones.

Speak the truth, not just the evident. For words of truth will beget initiation and healing. And the poet, as a spiritual leader, has no option but this. It is not possible to lie through art, anyway.

This literary public discourse, destined for the better, more graceful, more noble, more elevated, is dominated mainly by ordinary speech, institutional speech, the embitterment of life and overall disgust, ditch picnics, lowly temper-tantrums and acts, boring panel discussions, spineless character assassinations, lack of silence, expectations, divisions, daily immersion in politics or something believed to constitute as such, the pointing of the finger at each other or someone else, the dodging of responsibility, us less frequently coming across a sincere word, a soul-elevating idea, synthesis speech, self-reflection, benevolent silence, actual achievement. Until the ratio is reversed, it might be prudent for us to grow quiet, to practice introspecion, to sweep around our own front door, and just labor, and labor, and sweep. Lots. Like Stanislavski and his troupe prior to every performance.

Numerous classical and contemporary examples confirm that it is indeed possible to create, to produce a credible oeuvre even without continuous state support, scholarships, awards, or even in the complete absence of these. It is more difficult, but it is possible. And one can fail even when supported ad nauseam. Fall through the outer and inner protective nets. Don’t get me wrong, I’m not speaking pro or contra moral and financial support. Quite the contrary! They can also be good, sensible, just, well-deserved, well-earned, aiding the artwork and its creator. There are several classic as well as contemporary examples of this. I am talking about us here. About the fact that the poet has one supreme task: to preserve his faith, his credibility, the vulnerability resulting from his nakedness. His healthy distance from pathos. His zest for life, his sense of humor. So that he can master his dread of the depths, his being constantly outside of his comfort zone. So that he can maintain his inner silence, so that he will hear the spaces, even when he’s sobbing inside. So that he can be vigilant and thereby be able to recognize and separate the benign from the malicious, the dark from the light, the important from the less important. The spiritual, even in the material. Diacrisis pneumaton. If, whilst doing this, he is always expecting something, is pointing fingers, is flailing his arms around, and is judging [using double standards], it is easy for him to lose balance and fall into the depths.

And, although the saying goes that the only good poet is a dead one, let us disprove that.

For as long as we live, let’s work. Let’s create value. Let’s be vigilant, let’s be present. Let’s look inside of ourselves. Let’s bow our heads at times, let’s sort out our own and communal dealings. Let’s converse more often, let’s function as a spiritual workshop. Take the phalanx seriously when we’re building it; let’s laugh about it when we’re not. Let’s rejoice in our handiwork, let’s step out of ourselves, and find ourselves as someone else’s extension. Let’s destroy our towers stacked up on top of each other, let’s eat an apple each day. If there is silence, let it be peaceful, if there is speech, let it be liberated; let’s not weigh our words but trust that the other will disarm us if we come on too heavily, and will fend us off, for he is skillfull, for he respects us and trusts us. There is something to be borne from everything, even from the pain, it is only destruction that’s infertile. Survival is not enough, one must live. Proudly, beautifully, jovially. Relationships can be restored, we have the possibility to forgive ourselves and others, people can be reached out to and invited over – we must rejoice in times of untainted joy, we must be wayshowers when things fall apart. And we must work, and not give in to degradation.

Ask not what your country can do for you – ask what you can do for your country.

Just as the poet is society’s conscience, so is the editor-poet, the curator-poet, the head of the institution-poet, the poet-poet [the poet who is the impersonification of the unity of the world as a single individual] the conscience of literature. If he performs his job well, if he serves as he should, order and peace will come [Lao-ce-Weöres: Tao Te King]. If he doesn’t, all will be swallowed up by the swamp, mud, and bog stench. Then the fabric of society will disintegrate, its morals will become distorted, its immune system weakened – it will be knocked over by the first breeze. If we are dealing with a problem, it hasn’t just recently come about. It has been manifest for decades, possibly for even a century. Completely independent of the eternal mainstream. Moreover, regardless of the mainstream. The literary old-boy network is an ancient inner world, laying low within the mainstream, the course of the river. You could say it is cursive. Kowtowing, slavish, peddling, bullying, condescending, making you wait in the antechamber. If there are two sides in this country, then they are definitely these. On the one hand, the author who abuses his power by keeping you in the antechamber; on the other, the author who flatters, kowtows. Begs. Panhandles. Who is cowardly and opportunistic. As if centuries have passed without a trace. The almighty author who abuses his power and numerous positions to negotiate and extort awards for himself, the editor who doesn’t respond to authors’ letters, the publisher who prints only the same few authors while advertising himself, both in inner and outer circles, that he is the editor of literature, the seasoned-eyed reviewer of the well-known, representative selections of poetry, but who makes no effort to do more than skim a few pages, much less review the entire publication sphere, including works published only as physical volumes; the curator, the almighty decision-maker who always has his own interest and those of his narrow circle in mind, even if the tender does not limit him, and he could select from a wider spectrum; the store chains and distributors whose job it should be to connect the works with the readers, yet often they are the ones who stand between them – everyone, who does not promote synthesis, meaningful convergence, dialogues, the selfless aiding of quality conquering the largest possible territory.

But we do have here heads of institutions, editors, curators, laureates, small and large publishers, distributors, writers, poets of innocence, who have committed their lives to literature, who perform their work with great dedication, selflessness and humility, who manage their papers and publishers well; who, when they are awarded public funds, utilizte them well, but even if they are not, they persevere to the very end; many of whom hold civilian occupations, raise children in the evenings, write at night, who are able to maintain their integrity even in the most dire personal and community crises, live, create and work without compromise, day after day. They are constructing an image of the country. They put in hard, persistent, thorough work. They can always be counted on. I have faith that they are the majority. I have faith that they are literature. In which one single aspect prevails: the literary. And quality. Where joy reigns and not mistrust.

If we do not destroy more than we build, and if we can make the world one iota better, we won’t have lived in vain.

And just as monasticism played a key role in the creation of the world ethos, so the monk-poet of today cannot run away from the gigantic task of rebuilding this battered ethos, which has been destroyed partially by poets and the literati. He is responsible. In him has evolved intelligence.

Da capo al fine.

The way we treat each other is our homeland.

To work and pray. Not by words, but by deed.

Let our lives be the prayer and not the other way around.

And if all else fails,

may poetry and silence be with us.

For the gods they

Often are asleep

And all the pretty-eyed ones

Disappear

In times like this it is you who embraces

Who picks flowers

Who rejoices

For us

It is you who brings damnation

And if you didn’t exist

The world would be left hanging

Unabsolved.

Budapest, 5th February 2020

1st publication (Hungarian):

https://drot.eu/kialto-szo-tiszta-irodalomert-halmosi-sandor-irasa

Contact author: [email protected], +36-20-5723854, FB, Viber, WhatsApp




Nhà thơ SÁNDOR HALMOSI

(Budapest, ngày 5/2/2020)

(Nhà thơ trần trụi và nỗ lực gia cố nền móng thơ ca)

Hình tượng ẩn dụ về một đức vua ở trần và được công chúng tung hô, thiết nghĩ nay có thể vận vào nền văn học của chúng ta, với một số hiện tượng được tung hô bởi những giá trị ảo.

Tôi muốn đề cập đến biểu tượng nhà thơ trần trụi. Anh ta trần trụi, trước công chúng, do anh ta không muốn trốn đi đâu, hoặc không còn chỗ trốn, hay anh ta nhất quyết không để lộ gương mặt tài năng, mà anh ta đã đánh mất.

Dạng thứ nhất: Nhà thơ và tác phẩm của anh đồng nhất. Bản thân anh như một cuốn sách mở, ai cũng có thể đọc, hiểu, tìm điều mình muốn trong cuốn sách, một cách rành mạch. Anh ta không thể chạy trốn bản thân, cũng không muốn chạy trốn, không đeo mặt nạ, không thể hiện những mô hình được chuộng. Mặc dù anh muốn tác động, đóng góp để thế giới giàu có, tốt đẹp hơn, nhân văn và được nâng tầm cao hơn trong mọi ý nghĩa, nhưng bản thân anh lại nghèo khổ trong một góc nhìn thường thấy của người đời. Anh không đao to búa lớn, cũng có thể mắc sai lầm, nhưng anh tự do. Anh thật mỏng manh và qua thời gian càng mỏng manh hơn nữa, dần trở nên trong suốt. Anh lăn nhẹ như một trái bóng.

Dạng thứ hai: Nhà thơ có tác phẩm và con người anh ta hoàn toàn chia tách. Anh ta dùng toàn bộ thời gian đi tìm những cánh cửa để lẩn vào, chọn chỗ đứng. Anh ta có thể huých tay, chen lấn, vượt qua. Anh cũng có thể lừa dối, miễn đạt mục đích đứng vào vị trí anh muốn. Anh muốn giàu có ngay ở đây, ngay bây giờ. Anh ta nói liên tục, hoạt náo bất cứ đâu. Anh diễn trò mọi lúc và anh thành trò diễn. Anh quỷ quyệt và tin mình không nhầm lẫn trong mọi quyết định. Anh chìm dần vào vũng bùn dơ dáy mà vẫn thoải mái. Anh kháng cự ánh sáng.

Cuộc sống là vậy, có người luôn làm việc, có người chỉ ngồi chơi mà vẫn tồn tại đó. Như Magda Szabó nói rằng: „có người bày bừa thì cũng có người thu dọn”. Tất cả các nhà thơ Hungary đương đại đều vật vã giữa hai dạng chính nêu trên. Và chúng ta phải lựa chọn một dạng nào đó cho mình. Chúng ta hãy thực hiện phần việc của mình. Và phần đó, dù khó khăn đến đâu thì ta cũng cần thực hiện được.

Bởi vì:

“Chúng ta cần nhận ra

Và trả lời thành thật

Trung thực đi hết con đường

Một mực chân thành thể hiện

Sống mạnh mẽ và không suy xét.”

(Thơ Jeno Dsida – bài thơ “Không suy xét”)

Ông cũng viết thêm: „Một người không thể cùng lúc phụng sự cả Chúa và Pilate”

Hiện nay, có nhiều ồn ào trong đời sống văn học. Nhưng điều quan trọng nhất lại hiếm khi được nói ra: đó là chất lượng văn học, tâm hồn, tính xác thực, lập trường thi ca, trách nhiệm văn học. Đó là cốt lõi trong công việc của nhà thơ chúng ta. Thơ ca được sinh ra từ cuộc đời nào, để nâng đỡ tâm hồn con người và là chỗ dựa cho hồn người trong những thời điểm khó khăn nhất. Thơ hoàn toàn có thể đề cập đến một thế giới đang tan rã từng ngày, để tư duy lại về thế giới. Những gì chúng ta cần nói ra, những gì không nên nói. Làm sao để chúng ta ngừng đầu độc giếng trời – nguồn sống của con người? Bởi vì lời nói ra có sức mạnh, sức mạnh của tạo tác hoặc hủy diệt. Nhà thơ cần dâng hiến cuộc đời mình cho sứ mệnh đó. Những con quỷ chỉ có quyền lực đối với chúng ta cho đến khi ta gọi tên và nhìn thấu chúng. Rồi chúng sẽ tự biến mất. Ngay cả kim cương, thứ hấp dẫn nhất, cũng vậy mà thôi, sẽ biến mất khi được gọi tên và nhìn thấu.

Bạn hãy nói thật trong mọi tình huống, không đơn thuần chỉ là chứng cứ. Bởi chỉ có sự thật mới có tác dụng chữa lành, có tác dụng tìm ra giải pháp. Một nhà thơ, với tư cách là nhà lãnh đạo tâm hồn, không thể có lựa chọn nào khác ngoài sự thật, nói thật. Kể cả trong công việc kiếm sống, cũng không thể nói dối bằng mọi giá.

Lối nói thông thường nay đang lấn át những lời nói thực sự nhân văn, đẹp đẽ, cao quý. Có một kiểu nói khuôn mẫu, mang tính hủy hoại không chỉ ngôn ngữ mà cả nhân tính, đó là lời nói bẩn thỉu mang tính nước đôi, hai mặt, có những buổi dã ngoại bên cống rãnh, cảm xúc và cử chỉ thấp hèn, những mảnh ghép tổng hợp tẻ nhạt, cùng với những vụ giết người đặc biệt hay thông thường, trong khi thiếu thốn sự tĩnh lặng, kỳ vọng hoặc chia sẻ hàng ngày, quan tâm chính trị hàng ngày. Ta thấy người này chỉ trỏ vào người kia, chối bỏ trách nhiệm của chính mình, tìm cách đổ lỗi cho người khác. Ngày càng ít gặp lời nói chân thành, hay suy nghĩ nâng cao tâm hồn người, ít khi có người chỉ im lặng làm việc tốt, làm việc với tâm chân thành. Nếu tỉ lệ đáng buồn này không thay đổi, thì người khôn ngoan nên im lặng, chìm sâu kết nối với chính mình và chỉ quét dọn sạch sẽ trước cửa nhà mình thôi. Chỉ tập trung làm việc đúng đắn, và quét dọn sạch sẽ. Như cách chuẩn bị và diễn tập trước mỗi buổi biểu diễn của nhà biên kịch Stanislavski và đoàn kịch của ông vậy.

Nhiều ví dụ xưa, nay cho thấy, chúng ta có thể sáng tạo ra các tác phẩm thơ chân thực, dựa trên cuộc sống, có giá trị, đáng tin cậy, mà không cần dựa vào hỗ trợ của nhà nước, hay các quỹ hỗ trợ phi chính phủ, các giải thưởng, bằng khen. Cho dù không có các nguồn đó, thì tác giả gặp khó khăn hơn, nhưng chúng ta vẫn có thể thực hiện việc sáng tạo mà không cần hỗ trợ. Cũng không loại trừ, trường hợp cần hỗ trợ cấp tốc, để tác giả thoát ra khỏi sự ràng buộc cả bên trong và bên ngoài, khiến tác phẩm chân thực được ra đời và lưu hành. Mong bạn chớ hiểu lầm ý của tôi, tôi không đề cập hoặc chống lại sự hỗ trợ cả về mặt đạo đức và tài chính cho các nhà thơ. Mà thậm chí, sự hỗ trợ cho người sáng tạo, công việc sáng tạo đó là tốt, khi nó được thực hiện hợp lý, công bằng, xứng đáng. Từ xưa đến nay, từng có sự hỗ trợ xứng đáng cho nhà thơ. Bởi thực tế, nhà thơ có một công việc quan trọng nhất là: giữ gìn niềm tin, sự tín nhiệm của công chúng, và phơi mình trước nguy hiểm khi anh trần trụi là chính mình.

Nhà thơ, người giữ khoảng cách lành mạnh để tránh mầm bệnh. Giữ sự vui tính, hài hước. Vượt qua nỗi kinh hoàng trước vực thẳm, liên tục thoát ra khỏi vùng thoải mái quen thuộc. Giữ khoảng lặng trong mình. Nhà thơ cần nghe thấy sự thinh lặng, ngay cả khi anh đang thổn thức bên trong. Hãy tỉnh táo để tách cái tốt khỏi cái xấu, ánh sáng khỏi bóng tối, điều quan trọng từ cái ít quan trọng hơn, tách tinh thần khỏi vật chất. Nếu bạn cứ chờ đợi, cân nhắc, chỉ trỏ vào người khác, bạn sẽ mất thăng bằng và sụp đổ. Cho dù người ta hay nói, chỉ khi nhà thơ chết đi, thì thơ của anh mới hay, mới được công nhận, thì chúng ta cũng vẫn cứ phải bác bỏ điều đó.

Khi chúng ta còn sống, chúng ta hãy làm việc. Hãy tạo ra các giá trị. Hãy tỉnh thức, hiện hữu. Hãy nhìn sâu bên trong mình. Thỉnh thoảng, hãy biết cúi đầu chiêm nghiệm cho rõ việc riêng và việc chung mà mình đang làm. Hãy tìm kiếm, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Hãy trò chuyện, kết nối với nhau nhiều hơn. Hãy là những người làm việc có trí tuệ.

Chúng ta hãy là một cộng đồng nghiêm túc trong khi xây dựng phát triển cộng đồng, và có thể cười giễu khi cộng đồng không đi theo hướng đúng. Chúng ta hãy vui mừng về thành quả bàn tay mình làm ra, dám bước ra khỏi chính mình và tiếp tục phát triển bản thân mình trong một người khác. Hãy dũng cảm phá bỏ những “tòa tháp” xếp chồng chất ngất và ăn một quả táo mỗi ngày. Nếu biết im lặng, bạn sẽ giải phóng sự bình yên khi bạn nói. Cũng chẳng cần cân đong lời nói, dẫu biết người kia muốn vô hiệu hóa bạn. Nếu chúng ta cùng nghiêm túc, người kia sẽ bảo vệ bạn, vì bạn khéo léo, bạn biết trân trọng việc làm, và bạn được tin tưởng.

Luôn có điều ẩn giấu phía sau mỗi sự việc, ngay cả sau nỗi đau, chỉ không có gì đằng sau sự hủy diệt. Có thể bạn tưởng như bạn chẳng còn gì để sống sót, nhưng bạn vẫn phải sống. Sống một cách kiêu hãnh, đẹp đẽ, vui vẻ! Mỗi quan hệ giữa chúng ta, dẫu rằng đã tàn phai, hỏng hóc, vẫn có thể được khôi phục. Chúng ta có thể tha thứ cho chính mình và cho người khác. Bất cứ ai cũng được cần đến, được xứng đáng kiếm tìm trên đời này, được nhắc tới trân trọng và thương yêu. Chúng ta cần vui mừng trước cuộc sống này, trong sáng không gợn, tìm ra con đường trong nhiều lối giăng mắc. Chỉ cần chúng ta làm việc và không phá sản.

Sẽ chỉ không đúng khi cho rằng vẻ đẹp sẽ hao mòn, khi ta phủ nhận những điều từng trọn vẹn, khi do dự nghĩa là lừa dối. Con người không thay đổi, thế giới không đổi thay, chỉ là ta tự quay lưng lại với chính mình. Hoặc tương tự, ta đã tự hạ mình. Dạng người thứ nhất: đặt mọi thứ vào nút xóa. Còn người kia, cho rằng lịch sử không sụp đổ, mà mọi thứ sẽ rộng mở và kết nối hài hòa với nhau trong tổ chức. Không có hành động và tiếng nói uy lực nào, hoặc sự đau đớn, nụ hôn tâm hồn nào mà không để lại dấu ấn lâu dài trong mọi câu chuyện nhỏ và lớn. Tổ quốc ở trên cao, đồng thời dưới thẳm sâu. Tiếng nói – Tổ quốc: thanh tẩy tâm hồn.

“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy xem ta có thể làm gì cho Tổ quốc”.

Một nhà thơ được biết là linh hồn của xã hội. Nhà thơ-biên tập viên, nhà thơ-nhà quản lý, nhà thơ-thủ trưởng cơ quan, nhà thơ-nhà thơ (một nhà thơ nhân cách hóa sự thống nhất của thế giới trong một con người), lương tâm của văn học. Nếu bạn làm tốt công việc của mình, phụng sự đúng trách nhiệm, thì „Sẽ có trật tự và hòa bình” (Đạo đức kinh, Lão Tử). Nếu không, sẽ là đầm lầy, vũng bùn hôi thối bao trùm mọi thứ. Và kết cấu xã hội tan vỡ, đạo đức suy đồi, hệ thống miễn dịch suy yếu, đảo lộn ngay trước cơn gió đầu tiên. Nếu chúng ta gặp rắc rối, thì không phải do nó mới khởi phát. Nó đã âm thầm tích lũy từ nhiều thập kỷ, hoặc cả một thế kỷ qua. Vấn đề của nhân loại hoàn toàn độc lập với niên khóa của mọi thời đại.

Thế giới “con ông cháu cha” trong văn học là một thế giới theo niên khóa. Bạn có thể cứ viết, nhưng đợi được công nhận thì lắm khi phải cúi đầu trước sự coi thường, bạo ngược, bắt bạn phải ăn mày, làm nô lệ, phải van xin. Nếu như có hai phe ở đất nước này, thì một bên là các nhà thơ, nhà văn lạm dụng quyền lực và hống hách, bên kia là các nhà văn nương theo quyền lực của dư luận, lời đồn, dựa dẫm và luồn cúi. Họ ăn mày danh tiếng, van xin quyền lực. Người hèn nhát thì dễ dàng thỏa hiệp, uốn éo để có một chỗ tạm đứng trong chiếu thơ. Như thể hàng thế kỷ trôi qua không một dấu vết. Vẫn tồn tại đó những tác giả lạm dụng quyền lực và vị thế của mình, tống tiền các giải thưởng văn chương, có những biên tập viên không thèm trả lời thư của các tác giả; có những nhà thơ kiêm chủ nhà xuất bản chỉ in tác phẩm của một số tác giả thân quen và tự quảng bá chính mình cả trong và ngoài nước rằng anh ta là biên tập viên, là tác giả tên tuổi, tự coi là đại diện của nền văn học Hungary. Nhưng anh ta chẳng tốn sức duyệt lại vài trang, hay toàn bộ tác phẩm in bằng tiếng Hungary, chẳng quan tâm đến chất lượng thực sự của tác phẩm. Anh ta chỉ quan tâm lợi ích bản thân hoặc một nhóm nhỏ, bắt tay với mạng lưới phân phối và các cửa hiệu sách… Tất cả họ đều không đưa đến những tác phẩm hay cho độc giả, không tạo nên mối quan hệ thực sự vô tư và hỗ trợ để tác phẩm đến được với độc giả muốn đọc.

Nhưng bên cạnh đó, có những tác giả, đồng thời là người đứng đầu các tổ chức xuất bản, là biên tập viên, Trưởng ban xét giải thưởng văn học, quản lý các nhà sách, làm việc trong các hệ thống phân phối, thật sự vô tư, đặt tâm huyết vào văn học, cống hiến cả đời cho văn học. Họ làm công việc của mình tận tâm, cống hiến, luôn khiêm tốn, kết nối tốt với các tờ báo văn học để giới thiệu tác phẩm, dù có thu nhập hay không, họ vẫn kiên trì làm việc đến cùng. Nhiều người trong số họ làm công chức nhà nước, buổi tối vẫn phải tự làm việc nhà, chăm sóc dạy dỗ con cái, đêm khuya cặm cụi viết, họ là những người có thể giữ sự liêm chính của mình kể cả trong khủng hoảng khó khăn nhất của cá nhân hay cộng đồng. Họ sống không khoan nhượng với những điều giả dối, vô giá trị, họ sáng tạo, làm việc ngày này qua ngày khác không kêu than, không oán trách. Họ đang xây dựng hình ảnh đất nước. Họ làm việc chăm chỉ, bền bỉ, kỹ lưỡng, và chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng họ. Tôi vẫn tin họ chiếm số đông. Họ mới chính là đại diện cho nền văn học Hungary, một nền văn học đích thực, chất lượng. Nơi nào niềm vui ngự trị, nơi đó không có sự nghi ngờ.

Nếu chúng ta đừng phá hủy nhiều hơn những gì chúng ta có thể xây dựng, nếu chúng ta có thể chung tay làm cho thế giới tốt hơn một chút, thì chúng ta không còn sống vô ích. Và cũng giống như các tu viện đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nền tảng đạo đức châu Âu, thì các nhà sư-thơ ngày nay không thể trốn tránh nhiệm vụ to lớn là xây dựng lại các giá trị đạo đức đang bị ngược đãi, bị phá hủy một phần bởi chính một bộ phận các nhà thơ, nhà văn. Người nào có trách nhiệm thì có trí tuệ sẽ phát triển. Luôn lặp lại như vậy.

Cách chúng ta đối xử với nhau, đó chính là Tổ quốc! Làm việc và nguyện cầu, không phải bằng lời, mà bằng hành động. Hãy để cuộc sống của chúng ta chính là một lời nguyện cầu đẹp, chứ không phải là đường vòng nào khác.

Và khi tất cả các kết nối đã đứt, hãy để thơ và sự tĩnh lặng ở bên chúng ta.

“Bởi nhiều khi

các vị thần đi ngủ

Những người mắt đẹp

cũng ít đi

Những khi đó

Anh ôm em

Anh hái hoa mang tới

Anh vui mừng

Thay họ

Anh mang tới niềm đau

Nếu không có anh

Thế giới này

Nằm yên không ai cứu rỗi” *

*Đoạn thơ do Phan Anh Sơn dịch

(Đỗ Thị Thu Dung chuyển ngữ từ tiếng Hungary,

Kiều Bích Hậu biên tập bản Việt ngữ)

What do you think?

Written by Trúc Anh

Vietnamese, English, Thai, Chinese

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIPHY App Key not set. Please check settings

10 truyện cực ngắn của nhà văn Ba Lan – Christopher T. Dabrowski

Chùm thơ song ngữ Joe Kidd (Mỹ)