in ,

“Đất và Máu” – tiểu thuyết giúp hậu thế thấu hiểu về máu lửa chiến tranh những năm 45 được phát hành toàn cầu

Tiểu thuyết “Đất và Máu” của Đặng Huỳnh Thái do Nhà Xuất bản Hội nhà Văn ấn hành năm 2021. Đầu tháng 11.2023, tiểu thuyết lịch sử dày trên 800 trang này bản tiếng Anh đã được Ukiyoto Canada chính thức phát hành trên toàn cầu. Bản dịch tiếng Anh do Dịch giả/nhà văn Kiều Bích Hậu và Dịch giả/nhà văn Khánh Phương thực hiện, Bob Chee hiệu đính. 

Những thế hệ về sau mãi mãi cũng không thể tưởng tượng nổi những gì cha ông ta đã trải qua thời kỳ 1945. Thật biết ơn những thế hệ cha ông; những người đã không quản ngại gian khó viết lên những trang sử thông qua câu chuyện thực tế mà tác giả từng trải qua. Cuốn tiểu thuyết là một trong những bản hùng ca mô tả chân thực thời gian khó cho hậu sinh thấu hiểu.

Đất và máu - tiểu thuyết của tác giả Đặng Huỳnh Thái
Bìa sách “Đất và Máu” phiên bản tiếng Anh

Tác giả Đặng Huỳnh Thái mô tả ngổn ngang thế sự trong tiểu thuyết “Đất và Máu”. Đó là những năm của nạn đói, những năm kháng chiến chống Nhật, Pháp đầy khó khăn gian khổ, trải dài cho đến thời nay xây dựng cuộc sống mới. Dòng lịch sử khai hoang, lập điền, dựng nước và giữ nước của thế hệ cha ông được khái quát qua dòng cốt truyện như một bản hùng ca bi tráng.

Những lập luận ấy bắt nguồn từ đời cụ tổ khai hoang lấn biển, lập lên làng, xã. Trong quá trình khai hoang, lấp biển, đổ đất lập làng ấy, ông cha ta đã phải trả giá rất đắt, phải đối mặt với thiên tai bão lũ. Chưa hết, trên mảnh đất đó, nhân dân ta phải chịu sự đô hộ của Pháp sau chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp thua trận, Nhật thay thế lấy danh nghĩa giải giáp khiến dòng những con người hiền lành ở vùng nông thôn biển chịu đủ mọi bất công, khổ ải.

Thật tự hào thay những người con bình dị của dân tộc như cụ Vận, “con cá kình siêu hạng”, hô hoán trai tráng trong làng chạy trốn, còn cụ đương đầu với Quan Nhật giữ đất, giữ làng đã bị một phát súng. Bà mẹ của Tráng “hát ví dặm gọi nắng, đuổi mưa” ốm yếu nằm tại chỗ, đã ép hơi thở cuối cùng rặn ra bãi cứt ném vào mặt bọn xâm lược và bán nước hại dân. Ông Phiêu “mặc áo Thành hoàng đuổi giặc” để giành lại tình yêu và quê hương đất Tổ. Chị Sẹo “đoan trang, trinh tiết” chết chưa nhìn được mặt con, để lại mười dấu vân tay son đỏ, gửi lại cho đời sau.

Đất và máu - tiểu thuyết của tác giả Đặng Huỳnh Thái
Tác giả Đặng Huỳnh Thái (giữa) cùng với Dịch giả/nhà văn Kiều Bích Hậu (trái) và Dịch giả/nhà văn Khánh Phương (phải)

Khó có thể kìm lòng khi đọc đến những trang sách chân thực về đời sống nhân dân cũng loạn lạc, đói kém, thây xác chất chồng. Người dân đói kém di cư, nằm như ngả rạ khắp mọi nẻo đường. Người sống, người chết, người ngắc ngoải đều bị vứt lên xe đi chôn sống. Thân phận con người không bằng “con chó, con ngựa” của bọn xâm lăng.

Sau giải phóng năm 1945, đời sống nhân dân được thay đổi tích cực hơn, bản làng được thay áo mới. Tiếp nối dòng dõi đó là Còi, là Mận, là Na, là Bùng, là Xoa…  thế hệ sau nối tiếp truyền thống, khởi sự chống giặc dốt để đất nước đi lên. Niềm vui chưa bao lâu thì quân giặc và tay sai lại đồng loạt hiên ngang gây hấn, giết người vô tội. Nước mắt căm hờn lên đến đỉnh điểm khi chúng giết Tráng và cụ Tiên Hách. Đất nước ta hết kìm kẹp này đến áp bức khác, bấy giờ chỉ còn lại lớp trẻ là Còi, là Thắng dưới con đường, chủ trương cách mạng cùng với những người tiên phong yêu nước chiến đấu giữ làng, giữ nước, giữ gìn làng xóm. Dù đau thương, chết chóc nhưng họ vẫn kiên trì cùng nhau chiến đấu cho đến ngày thắng lợi, cùng nhau bắt đầu bước vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế đất nước.

Dịch giả/nhà văn Khánh Phương và Dịch giả/nhà văn Kiều Bích Hậu

Sẽ là lãng phí dòng kiến thức về nhân chứng lịch sử một thời của người Việt nếu cuốn tiểu thuyết này không được đưa ra nước ngoài để bạn bè năm châu phần nào hiểu được đời sống bi tráng của chiến tranh Việt Nam thời kỳ 1945. Đó là thông điệp cho cả thế giới biết về dòng máu anh hùng muôn đời của dân tộc Việt Nam. Bản hùng ca để đời sau noi theo, hãy giữ mảnh đất mà ông cha ngàn đời đã đổ xuống để gây dựng và giữ gìn. Đó là một trong những lý do dịch giả Kiều Bích Hậu và tôi tâm huyết dành thời gian chuyển ngữ tác phẩm. Trong quá trình dịch, tôi và Kiều Bích Hậu đã không ít lần xúc động đến trào nước mắt về lòng thương cảm, xót xa và phẫn uất trước những dòng sự kiện oan ức của thế hệ cha ông từng phải đối mặt.

Cuốn tiểu thuyết mang đậm dấu ấn lịch sử nhưng không hề khô cứng, thay vào đó tác giả mang đến cho người đọc những cảm xúc có lúc nức nở, uất ức đến trào nước mắt, đồng thời tự hào thay, dân tộc ta chưa bao giờ chịu khuất phục. Kẻ xâm lược phải trả giá và những con người làm ăn chân chính vì nước, vì dân, vì chính nghĩa đã luôn thắng.

“Đất và Máu”, cuốn tiểu thuyết dày dặn về tư liệu nhưng không hề nhàm chán, ngược lại người đọc như mong chờ được khám phá nhiều hơn nữa bức tranh tối tranh sáng – khoảnh khắc lịch sử đặc biệt của dân tộc. Hẳn là tác giả đã vô cùng nghiêm túc, dày công miệt mài đặt bút viết như một “mệnh lệnh” từ tim, phải giúp hậu thế hiểu được nhiều hơn nữa về ông cha chúng ta trong cuộc chiến dựng nước và giữ nước. Thật đáng khâm phục! Biên tập viên của nhà xuất bản là Bob Chee người Peth Autralia sau khi hiệu đính bản dịch, đã viết: “Một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về một thời kỳ đầy biến động trong quá trình phát triển của dân tộc, đây là một thiên anh hùng ca nhất định phải đọc. Nhưng, tiểu thuyết “Đất và Máu” không phải là một cuốn sách dễ đọc. Tôi cho rằng, để thực sự thưởng thức những câu chuyện do một cây bút lão luyện Đặng Huỳnh Thái viết ra, độc giả trước tiên hãy tìm đọc kỹ những tài liệu về Nạn đói tại Việt Nam năm 1945. Tôi cảm thấy vinh dự được là một trong những độc giả đầu tiên của bản dịch này và có được một cái nhìn sâu sắc hiếm có về quá khứ gần đây của Việt Nam.”

Khánh Phương.


Vẻ đẹp người công nhân thời đại 4.0 vẫn truyền năng lượng mạnh mẽ

Người lính thị trường mang yêu thương vào thơ

Dược phẩm SaVipharm: Điểm nhấn đặc biệt tại TechFest 2023

What do you think?

15k Points
Upvote Downvote

Written by Admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIPHY App Key not set. Please check settings

Vẻ đẹp người công nhân thời đại 4.0 vẫn truyền năng lượng mạnh mẽ

Nhà thơ Phan Hoàng nói về thơ 1-2-3 tại Liên hoan Thơ quốc tế Thượng Hải