in

“Đất và Máu” – Tiểu thuyết của Đặng Huỳnh Thái, đã vươn xa, bay xa

Biên tập viên của nhà xuất bản Ukiyoto là Bob Chee người đang sinh sống tại Peth (Autralia) sau khi hiệu đính bản dịch tập tiểu thuyết “Đất và Máu”, đã viết: “Một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về một thời kỳ đầy biến động trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam, đây là một thiên anh hùng ca nhất định phải đọc. Nhưng, tiểu thuyết “Đất và Máu” không phải là một cuốn sách dễ đọc. Tôi cho rằng, để thực sự thưởng thức những câu chuyện do một cây bút lão luyện Đặng Huỳnh Thái viết ra, độc giả trước tiên hãy tìm đọc kỹ những tài liệu về Nạn đói tại Việt Nam năm 1945. Tôi cảm thấy vinh dự được là một trong những độc giả đầu tiên của bản dịch này và có được một cái nhìn sâu sắc hiếm có về quá khứ gần đây của Việt Nam.”

Sách “Đất và Máu” viết: “Ngay ngoài bìa cuốn sách, tác giả đã đưa ra thông điệp: “Mỗi thửa đất của tổ tiên để lại, nuôi một gia đình muôn triệu năm. Trên thửa đất này, trồng lúa ra cơm ra rượu, trồng rau quả làm thực phẩm, trồng cây lấy gỗ làm nhà, trồng bông dệt vải mà mặc, chăm nuôi súc vật làm sức kéo, lấy thịt thuộc da… Cứ đời này truyền qua đời khác, vĩnh viễn không bao giờ dứt… Thế mà bao nhiêu cuộc tranh giành diễn ra triền miên…”

Lịch sử Việt Nam là những bản hùng ca. Đất nước Việt Nam là đất nước từng chịu đựng máu lửa chiến tranh. Chúng ta, những thế hệ về sau mãi mãi cũng không thể thấu hiểu được những điều mà cha ông ta đã trải qua. Điều may mắn là chúng ta có những thế hệ cha ông dũng cảm bước qua thời gian khó khăn ấy và hôm nay, có những chứng nhân viết lại điều đó cho hậu sinh.

Đó là những năm của nạn đói, những năm kháng chiến chống Nhật, Pháp đầy khó khăn gian khổ, trải dài cho đến thời nay xây dựng cuộc sống mới, dưới ngòi bút của tác giả Đặng Huỳnh Thái trong tiểu thuyết “Đất và Máu” ngổn ngang thế sự.

Đất và MáuCuốn tiểu thuyết viết về Việt Nam trong dòng lịch sử khai hoang, lập điền, dựng nước và giữ nước của thế hệ cha ông. Một cuốn tiểu thuyết có dòng cốt truyện như một bài văn chính luận với những lập luận logic của tác giả Đặng Huỳnh Thái:

“Đất và Máu” cuốn tiểu thuyết dày dặn cả về chữ nghĩa và tư liệu. Một thời đoạn lịch sử tại làng quê Thái Bình được tác giả Đặng Huỳnh Thái khắc họa rất dữ dội. Đó là ghi nhận sự lao động chữ nghĩa nghiêm cẩn của ông. Sự lao động bằng trí lực của ông – một trí tuệ ở tuổi 80 mà quá giỏi với tài xử lý tư liệu để cho ra ngần ấy trang sách, ông còn dùng cả tiếng Pháp khi nhân vật là người Pháp, tôi thấy vô cùng ngạc nhiên vì ông có một hàm lượng kiến văn khá rộng và sâu sắc. Và tôi nghĩ, nếu bạn đọc ít kiên nhẫn sẽ không thể đọc mà thẩm thấu hết được pho tiểu thuyết 800 trang này….

Qua con mắt của tác giả Đặng Huỳnh Thái về lịch sử làng, gắn với lịch sử đất nước là biết bao những trường đoạn như một dòng chảy lịch sử âm thầm chảy trong lòng đất. Ông có con mắt quan sát khá tinh, sâu sắc và có tư duy vượt ngoài khả năng của một tiểu thuyết gia. Chẳng hạn ông đặc tả về cái cách làm tình của người nông dân hay của gã chức dịch ở vùng đất ấy nó tự nhiên như nhiên, nó không ràng buộc vào những khung, khuôn chuẩn mực, đọc mà không thấy có sự tục tĩu. Khi ông viết về phong tục của người Sán Dìu với lễ Đại Phan, ông lý giải người Sán Dìu hiện diện ở quê hương ông rất giàu bản sắc văn hóa nhân văn. Ông mô tả sự nhân ái, ông lý giải quyền năng của triết lý sống có vay có trả, ác giả, ác báo… của con người Việt Nam thông qua hệ thống hàng trăm nhân vật.

Tiểu thuyết Đất và Máu của nhà văn Đặng Huỳnh Thái

Về ngôn ngữ, ông viết với tâm thế của người viết quá nhuần nhuyễn, là cách viết hiện đại, tiết tấu nhanh, câu chuyện phát triển theo tốc độ của ngôn ngữ. Ông là người làm phim nên ông chuyển cách viết có rất nhiều hình ảnh, mỗi trường đoạn đều như một kịch bản phim rút gọn, sẵn sàng cho nhà làm phim thực hiện những thước phim chính xác và hiệu quả cả về hình ảnh và lời thoại.

Về hệ thống nhân vật, với hàng trăm nhân vật chạy từ đầu đến cuối cuốn sách, tôi thật sự như rơi vào mê cung các tên gọi của tác giả đặt cho nhân vật. Thật sự tôi không biết ông chọn nhân vật Na hay Sẹo ở làng Khánh Hữu của ông làm nhân vật chính. Vì nhân vật nào ông cũng dành tình cảm trân trọng cho họ. Các tên nhân vật cũng đầy những ẩn ức làng như anh em Lý Khiếu, Lý Khoái, những Y Vân, Y Mai… Rồi hai chú cháu nhà kia chạy trốn khỏi làng mình khi giặc đến, rồi nhập vào làng dân tộc đổi thành Á Bung, Á Pàu, rồi Á Còi… Nhân vật chính là cụ Tiên Hách đi suốt chiều dài cuốn tiểu thuyết để nhà văn có cơ sở giải quyết các mâu thuẫn, các vấn đề ông đặt ra từ đầu cuốn sách. Tôi nghĩ hiện thân của nhân vật Tiên Hách là trụ cột – như là chính tác giả vừa là nhân chứng lịch sử – để tác giả Đặng Huỳnh Thái giải quyết mọi vấn đề ông muốn gửi gắm. Đó những lý lẽ, hay còn gọi là thi pháp tiểu thuyết ông chọn, đó là cách viết đưa hết tư liệu vào và bằng tư duy soi chiếu của một nhân chứng, đồng thời là nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa để giải quyết các vấn đề ông muốn lý giải đó là đất và máu. Ông cũng cố gắng chứng minh ở đời luôn có sự bù đắp, được mất, vui buồn, trả giá, đua chen, thành bại…

Thông qua cuốn tiểu thuyết, người viết muốn khái quát hóa một hiện tượng mang tính xã hội – lịch sử: Cuộc đấu tranh có ý nghĩa sinh tồn của nhiều thế hệ nông dân Việt Nam nhằm bảo vệ mảnh đất của cha ông. Cuộc đấu tranh ấy khi thì bột phát mang tính tự vệ bản năng, khi thì mang ý thức hệ. Con đường đấu tranh từ tự phát đến tự giác là cả một quá trình phát triển nội tại, vừa là nhu cầu khách quan lịch sử. Chính vì thế, dù câu chuyện được xoay quanh nhiều chủ đề với những sự kiện, tình tiết khác nhau, ở các phạm vi không gian và thời gian nghệ thuật khác nhau thì người đọc vẫn nhận thấy, bối cảnh lịch sử chính của tiểu thuyết vẫn là giai đoạn tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám. Đây là giai đoạn các mâu thuẫn xã hội ở Việt Nam diễn ra gay gắt, quyết liệt.

Sau gần 80 năm chịu ách đô hộ của thực dân Pháp, người nông dân nước Việt giờ đây lại phải chịu thêm một tầng áp bức bóc lột “một cổ hai tròng” của phát xít Nhật. “Đất” của cha ông nay không còn là nơi trồng lúa, ngô, khoai để nuôi sống con người nữa. “Đất” bị Nhật chiếm để trồng đay phục vụ cho cỗ máy chiến tranh, bất kể hàng triệu người đang lâm vào cảnh chết đói. Tức nước ắt phải vỡ bờ. Đây chính là thời điểm để toàn thể nhân dân đứng lên theo lời hiệu triệu của Việt Minh: Phá kho thóc của Nhật. Đó chính là nút thắt, là khâu nhà văn chọn làm điểm đột phá giải quyết mọi xung đột về số phận con người, về mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc. Tất cả mọi sự kiện, biến cố đều xoay quanh chủ đề chính “đất và máu” cũng như sự kiện lịch sử vĩ đại – việc hình thành ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một Nhà nước nhân dân kiểu mới.

Các nhân vật chính của tiểu thuyết này là những người đại diện cho các tầng lớp khác nhau của xã hội. Mỗi người mỗi vẻ, mỗi tính cách, song ở họ lại có đầy đủ phẩm cách của một lớp người mà họ là đại diện. Không phải ngẫu nhiên, khi phát triển các tuyến nhân vật, Đặng Huỳnh Thái lại cố ý dùng thủ pháp song song để tạo ra các số phận vừa gắn kết vừa tương phản nhau nhằm bộc lộ ra bản chất sâu xa của một xã hội đầy rẫy những bất công, nhìn bên ngoài thì phẳng lặng, nhưng bên trong đang ẩn chứa những mâu thuẫn gay gắt, quyết liệt, một mất một còn. Đó là mâu thuẫn giữa những người nông dân tay không bị cướp mất đất và những ông chủ tham tàn ở các vùng quê, là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và bọn thực dân đế quốc, mâu thuẫn về quyền lợi cá nhân ngay trong hàng ngũ của tầng lớp quan lại… Nhưng dù các mâu thuẫn được khai thác ở góc cạnh nào thì hình tượng bao quát của tác phẩm vẫn là vấn đề bảo vệ và giữ đất như là bảo vệ nguồn sống và sự tồn tại.

Cuối cùng, thông điệp của ông qua tiểu thuyết “Đất và máu” là gì, đó là câu hỏi mà nhiều độc giả sẽ hỏi ông, như tôi đã hỏi ông, thì ông đã trả lời tôi: “Tất cả những sự kiện và nhân vật được huy động vào cuốn tiểu thuyết là cả cuộc đời tích lũy, là vốn sống và quan sát cuộc sống dồn lại trong quyển sách này…  “Đất và máu” là tác phẩm viết về nơi chôn nhau cắt rốn quê hương Thái Bình, tôi Kính dâng lên Hương hồn cha mẹ và những người nông dân nghèo khổ đã phải trải qua bao đau thương mất mát “sống không có đất ở, chết không có đất chôn, máu nhuộm đất, đất, nước sông, nước biển thấm máu người”… Ngàn đời nay và mãi mãi diễn ra những cuộc tranh giành đất đai.

Dịch giả Kiều Bích Hậu và Khánh Phương đã bám sát chủ đề và ngôn ngữ nhân vật chuyển sang ngôn ngữ tiếng Anh đầy đủ và sâu sắc. Được biết, hai dịch giả rất tâm huyết và dành thời gian trọn vẹn cả năm trời để thẩm thấu, chuyển tải lời văn vừa chân thật, vừa sống động, vừa sâu sắc của Đặng Huỳnh Thái sang ngôn ngữ tiếng Anh. Hai dịch giả đã kiên nhẫn và cùng khóc, cùng cười với từng con chữ trong tác phẩm. Họ đã đồng sáng tạo, thổi hồn và nỗ lực cho tác phẩm vượt ra ngoài biên giới, vươn tới bạn bè quốc tế.

Biên tập viên của nhà xuất bản Ukiyoto là Bob Chee người Peth (Autralia) sau khi hiệu đính bản dịch, đã viết: “Một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về một thời kỳ đầy biến động trong quá trình phát triển của dân tộc, đây là một thiên anh hùng ca nhất định phải đọc. Nhưng, tiểu thuyết “Đất và Máu” không phải là một cuốn sách dễ đọc. Tôi cho rằng, để thực sự thưởng thức những câu chuyện do một cây bút lão luyện Đặng Huỳnh Thái viết ra, độc giả trước tiên hãy tìm đọc kỹ những tài liệu về Nạn đói tại Việt Nam năm 1945. Tôi cảm thấy vinh dự được là một trong những độc giả đầu tiên của bản dịch này và có được một cái nhìn sâu sắc hiếm có về quá khứ gần đây của Việt Nam.”

Hoàng Linh.


Các bài viết khác gần đây

Nhà thơ Jang Geon – Seob: Mỗi lần đến Việt Nam lại thêm yêu mến

Trỗi dậy giấc mơ bình yên trong tiểu thuyết “Suối Cọp” của nhà văn Hữu Ước

Gặp gỡ nữ sĩ người Qatar Soad Al-Kuwari tại Hà Nội

What do you think?

9.6k Points
Upvote Downvote

Written by Admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIPHY App Key not set. Please check settings

Nhà thơ Jang Geon – Seob: Mỗi lần đến Việt Nam lại thêm yêu mến

Con người, đáng buồn nhất là khi nào?